Theo các chuyên gia kinh tế, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động rất lớn đến việc làm cũng như đào tạo lao động ở Việt Nam. Chính vì vậy ngày, 7/12/2019 Trường đại học Bách Khoa phối hợp cùng Hệ thống Giáo dục Quốc tế Ecorp tổ chức chương trình toạ đàm “Thách thức và cơ hội cho sinh viên trong thị trường lao động 4.0” với mục đích giúp sinh viên Bách Khoa định hướng và trang bị các kĩ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu lao động thời đại công nghiệp
Tham dự buổi tọa đàm có đại diện thầy hiệu trưởng cùng các trưởng phó khoa của Đại học bách khoa cùng các đại diện Hệ thống Giáo dục quốc tế Ecorp English. Đặc biệt, buổi tọa đàm do anh Đào Đức Dũng- Chủ tịch tập đoàn Quốc tế Ecorp- người có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh, khởi nghiệp và cực kì tâm huyết trong lĩnh vực đổi mới giáo dục theo định hướng 4.0. Anh đã có những thành công nhất định trong sự nghiệp đặc biệt là sự nghiệp trong ngành giáo dục của mình: Mở liên tiếp 8 công ty thành viên đều về giáo dục trong 5 năm, mỗi công ty sở hữu chuối chi nhánh phân bố rộng rãi khắp cả nước. Bằng tất cả kiến thức, đam mê và kinh nghiệm mình có, anh Đào Đức Dũng đã đưa nhiều lời khuyên hữu ích, định hướng cho các bạn trẻ đi tới thành công.

Phát biểu trong buổi tọa đàm, Chủ tịch Đào Đức Dũng đã có những chia sẻ rất thực tế về việc đón đầu xu hướng cách mạng 4.0 và đưa ra những nhận định rất sâu sắc về thị trường lao động 4.0.
Anh Dũng đã đưa ra nhận định rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tác động rất lớn đến lao động Việt Nam và nếu sinh viên biết cách đột phá thì cơ hội có việc làm lương cao là rất dễ dàng. Anh cũng nhấn mạnh rằng cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội lớn đối với những sinh viên năng động. Bởi công nghệ nhân tạo có thể làm được nhiều ông việc thay con người, nhưng con người có cảm xúc, sự sáng tạo dồi dào, cách ứng xử khéo léo và biết đưa ra quyết định đúng thời điểm là điều khác biệt cực kì đặc biệt mà máy móc không thể thay thế. Chính vì có những yếu tố trên mà chúng ta đang làm chủ máy móc và làm chủ được vũ khí lợi hại nhất của công nghiệp 4.0, đó là công nghệ cụ. Nhiệm vụ của chúng ta là tối ưu và đẩy những khả năng đó của con người lên cao nhất.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm kinh doanh và làm nhà quản lý anh đã phân tích sự cạnh tranh cơ hội việc làm của sinh viên khối ngành quản trị – tài chính – ngân hàng. Bằng tất cả từng trải, anh đưa đến 4 lời khuyên dành cho sinh viên trước thời đại 4.0:
Thứ nhất: Tận dụng 4.0 tăng tốc độ học hỏi và cập nhập tri thức, kinh nghiệm mới nhanh hơn
Thứ hai: Bắt buộc phải biết ngôn ngữ thế giới, ngôn ngữ của thời đại 4.0
Thứ ba: Kỹ năng chưa phải là đủ- cần kỹ năng giao tiếp ứng xử và khả năng thích nghi chịu áp lực công việc
Thứ tư: Tham gia nhiều hoạt động, tích lũy những kinh nghiệm thực tế.
Chủ tịch Đào Đức Dũng nhấn mạnh : “KIẾN THỨC – TIẾNG ANH- KỸ NĂNG- KINH NGHIỆM” chính là bốn nền tảng quan trọng mà sinh viên nếu muốn tồn tại trong thị trường lao động 4.0 nhất định phải có. “Cách tốt nhất để để đạt được bốn nền tảng là: tự thân vận động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, làm thêm hoặc buôn bán nhỏ và thực tập, xin làm cộng tác viên ở các doanh nghiệp.
4.0 Thị trường lao động cạnh tranh và đào thải cực kì khắc nghiệt. Nếu cứ mãi dậm chân mà không biết tiến về phía trước, mãi mơ mộng mà không hành động ngay bây giờ, chúng ta sẽ bị đào thải. Đó là tất cả những kinh nghiệm xương máu hơn mười năm kinh doanh và quản lý mà diễn giả Đào Đức Dũng chia sẻ cho sinh viên Đại học Bách Khoa.
Là đối tác độc quyền với Đại học Bách Khoa, Hệ thống Giáo dục quốc tế Ecorp hứa hẹn sẽ đồng hành cùng sinh viên HUST trong các chương trình đào tạo, chia sẻ để mang đến cơ hội việc làm tốt nhất cho sinh viên.
>Xem thêm: Lịch khai giảng ECORP tháng 12/2019
Ecorp English – Đơn vị trực thuộc Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội