Ngữ pháp tiếng Anh (GRAMMAR) là một phần kiến thức quan trọng giúp xây dựng nền tảng ban đầu và hỗ trợ người học phát triển kĩ năng học tiếng Anh. Bạn chưa từng học qua ngữ pháp tiếng Anh và thấy có quá nhiều kiến thức cần nhớ? Hay bạn đang “”mông lung”” vì không biết bắt đầu từ đâu?
Không cần phải lo lắng nữa, bài viết này sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng quát nhất về tất cả những vấn đề chúng ta cần học và sẽ học khi đến với ngữ pháp tiếng Anh nhé!
1. 12 thì động từ (verb tense) trong tiếng Anh
Nhắc tới ngữ pháp tiếng Anh, bài học đầu tiên và căn bản nhất là thời thì của động từ. Bạn có thể hiểu đơn giản thì động từ là cách chia động từ sao cho phù hợp với thời gian, tính chất của hành động trong câu tại thời điểm nói. Phân chia theo thời gian chúng ta có: Hiện tại, quá khứ và tương lai. Phân chia theo tình chất hành động có: hoàn thành và tiếp diễn. Từ đó trong tiếng Anh hình thành 12 verb tenses như sau:
Hiện tại | Quá khứ | Tương lai |
Hiện tại đơn | Quá khứ đơn | Tương lai đơn |
Hiện tại tiếp diễn | Quá khứ tiếp diễn | Tương lai tiếp diễn |
Hiện tại hoàn thành | Quá khứ hoàn thành | Tương lai hoàn thành |
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn | Quá khứ hoàn thành tiếp diễn | Tương lai hoàn thành tiếp diễn |
12 thì động từ trong tiếng Anh
2. Phân biệt từ loại (Definitions of Basic Sentence Parts)
Tương tự như tiếng Việt, tiếng Anh cũng chia ra các dạng từ danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ… là các thành phần trong câu. Tuy nhiên trật tự sắp xếp chúng ra sao đòi hỏi phải đúng theo quy định chuẩn quốc tế. Do đó không những chúng ta phải học cách phân biệt các từ vựng là danh từ, động từ hay tính từ, mà còn học cách ghép chúng với nhau thành 1 câu hoàn chỉnh sao cho đúng về vị trí.
3. Mạo từ (Articles)
Mạo từ “a/an/the” là các từ đi kèm với danh từ để chỉ sự xác định hay không xác định của danh từ đó.
Ví dụ: a pencil, an apple, the cat, the following day…
Danh từ xác định hay không phụ thuộc vào văn cảnh của câu nói và chủ định của người nói.
4. Đại từ (Pronouns)
Trong tiếng Anh có đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, đại từ phản thân… cũng tương tự như tiếng Việt của chúng ta. Các đại từ chỉ rõ ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba trong câu, đôi khi đại từ còn có thể thay thế 1 danh từ.
Ví dụ: đại từ sở hữu mine = my + Noun
Hiểu rõ về đại từ sẽ hỗ trợ các bạn rất nhiều trong việc chia động từ theo ngôi, giúp các bạn đặt câu chính xác hơn.
5. Câu gián tiếp (Indirect Speech)
Một câu nói trong ngoặc kép như “She always be my best friend” được gọi là câu trực tiếp. Khi loại câu này được tường thuật, kể lại cho một người khác thì phải chuyển thành dạng gián tiếp. Với mảng ngữ pháp này, chúng ta cũng có cấu trúc và quy tắc riêng.
6. Dạng bị động (Passive Voice)
Trong câu nói thường có hai chủ thể: 1 chủ thể tác động và 1 chủ thể bị tác động.
Ví dụ: The teacher tell me to finish my homeworks.
Trong trường hợp này người giáo viên là chủ thể tác động, tôi là chủ thể bị động. Nếu đại từ “tôi” là chủ ngữ chúng ta cần chuyển về dạng bị động.
7. Mệnh đề quan hệ (Relatives Clause)
Mệnh đề (Clause) là một phần của câu, nó có thể bao gồm nhiều từ hay có cấu trúc của cả một câu. Mệnh đề quan hệ dùng để giải thích rõ hơn về danh từ đứng trước nó.
Trong chủ đề này bao gồm mệnh đề quan hệ xác định, mệnh đề quan hệ không xác định, mệnh đề quan hệ rút gọn. Việc sử dụng mệnh đề quan hệ sẽ giúp câu văn của bạn dài hơn, đủ ý hơn và đạt đến trình độ ngữ pháp cao hơn.
8. Câu điều kiện (Conditional Sentences)
Đây là dạng câu nói về các điều kiện giả định, giả sử có thể xảy ra trong tiếng Anh. Câu điều kiện chia làm 3 loại chính, gọi là loại I, loại II và loại III. Ngoài ra còn có điều kiện trộn (mix) kết hợp từ điều kiện II và III.
9. Câu hỏi đuôi (Tag question)
Người sử dụng tiếng Anh đôi khi đặt những câu hỏi cuối câu để nhắc lại tính chính xác của một vấn đề. Câu hỏi đuôi thường có dạng như sau:
- “You don”t like him, do you?”
- ”We will go to the beach tomorrow, shall we?”
Câu hỏi đuôi thường ở cuối câu, tách với vế câu chính bởi dấu phẩy và mang ý nghĩa là “có đúng không, có phải không?”
10. Sự hòa hợp chủ ngữ – vị ngữ ( Subject-Verb Agreement)
Chúng ta có thể hiểu đơn giản phần ngữ pháp này là chia vị ngữ theo số nhiều hay số ít phụ thuộc vào chủ ngữ. Để học được phần ngữ pháp này, bạn phải nắm rõ kiến thức về đại từ, danh từ số ít, số nhiều và phân biệt từ loại tiếng Anh.
11. Liên từ (Conjunctions)
Khi chúng ta đã vững vàng về tính chất các thành phần câu, cách chia động từ cũng như cách lập một câu đơn giản, thì liên từ (từ nối) là phần cuối cùng quyết định sự hoàn thiện của một câu. Các từ này thường là “but, and, or, then, …” dùng để nối các vế câu và thường cách vế chính trong câu bởi dấu phẩy.
12. Danh động từ (Gerund)
Sự kết hợp độc đáo giữa danh từ và động từ, dưới dạng Verb có kết thúc bằng ”ing”. Chúng ta sẽ thuộc lòng các từ vựng đi sau bởi 1 gerund và các từ vựng đi sau bởi to-infinitive.
13. Mệnh đề chỉ thời gian, nguyên nhân, mục đích, kết quả (Clause of Time/Reason/Purpose/Result)
Đây là các mệnh đề sử dụng các cụm từ riêng biệt như “although”,”because”, ”as”…;chỉ từng mục đích riêng trong câu. Việc sử dụng các mệnh đề này thành thạo sẽ nâng cao kĩ năng make sentences ( dựng câu văn ) cho bạn và giúp ngữ pháp của bạn thêm vững vàng.
Trên đây là một số nét giới thiệu sơ lược về những chủ đề ngữ pháp chính cần học trong tiếng Anh. Để có thể sử dụng ngữ pháp thành thạo, các bạn có thể tìm tài liệu hoặc đăng kí một khóa học ngữ pháp ngay hôm nay để tiếp cận với tất cả các chủ đề này nhé!
Bạn đọc hãy tham khảo thêm các bài viết chia sẻ về các cặp từ dễ nhầm lẫn, cách học từ vựng hiệu quả, hoặc phương pháp học từ vựng qua hình ảnh trong các chuyên mục cực kì thú vị của Ecorp nhé.