Những mẫu câu chúng ta đã học ở phần 1 nghe khá lỗ mãng và khó chịu. Đơn giản vì đó là mẫu câu ra lệnh đơn thuần. Vì vậy, trong tiếng Anh vẫn còn những câu dạng câu hỏi mang tính lịch sự, thân thiện hơn một chút. Nếu tiếng Anh của bạn tốt, bạn hoàn toàn có thể sáng tạo những câu mệnh lệnh lịch sự hơn nữa. Tuy nhiên, Ecorp sẽ phân thành 2 dạng cơ bản như sau:
Bài 2: Câu mệnh lệnh dạng nghi vấn
Dạng 1: Could you + V?
Ở dạng này, “please” có thể nằm ở ở sau danh từ (Đối tượng được ra lệnh) và ở cuối câu. Cả 2 vị trí đều không làm thay đổi sắc thái của câu: Tất cả đều mang ý nghĩa ra lệnh.
Ex:
- Could you buy me a chips, please? (Anh có thể mua hộ tôi một gói bim bim được không?)
- Could you open the window, please? It’s too hot in here. (Anh có thể mở cửa sổ được không, ở đây nóng quá)
- Could you look after the baby, please? (Cô có thể chăm sóc đứa bé được không?)
- Could you read that book for me, please? (Bạn có thể đọc quyển sách này hộ tôi được không?)
- Could you turn on the radio, please? (Bạn có thể bật radio lên được không?)
- Could you please fix the bike for me? (Anh có thể sửa cái xe đạp hộ tôi được không?)
- Could you please be quite? (Anh có thể giữ trật tự được không?)
- Could you please play puzzle with me? (Anh có thể chơi xếp hình với tôi được không?)
- Could you please turn off TV? (Anh có thể tắt TV được không?)
- Could you please stick to the plan? (Anh có thể bám theo kế hoạch được không?)
Dạng 2: Would you mind + Ving?
Trong dạng 2 này, “please” chỉ có thể nằm ở cuối câu mà thôi. Tuy nhiên, vì đã đủ mức độ lịch sự nên chúng ta hoàn toàn có thể bỏ “please” mà không hề thay đổi sắc thái của nó.
Ex:
- Would you mind closing the door, please? (Bạn có thể đóng cửa được không?)
- Would you mind watching this movie with me, please? (Anh có thể xem phim với em không?)
- Would you mind arranging the meeting, please? (Anh có thể sắp xếp cuộc họp được không?)
- Would you mind signing here for me, please? (Anh có thể kí vào đây giúp tôi được không?)
- Would you mind waiting for a minute, please? (Anh có thể chờ ở đây một lát được không?)
Vị trí của “please” dường như không quá quan trọng trong câu, bởi khi nghe thấy từ này người nghe sẽ hiểu ngay đó là câu mệnh lênh, nhờ vả. Tuy nhiên, nếu xét về cường độ mong muốn đối phương làm việc đó, đưa “please” vào cuối câu sẽ mang tính nhấn mạnh hơn cả.
Trên đây là dạng thứ 2: Câu mệnh lệnh kiểu nghi vấn. Mời bạn đọc bước sang dạng 3, cũng là dạng khó nhất và lịch sự nhất trong các kiểu câu mệnh lệnh. Nhưng trước tiên, Ecorp khuyên bạn đọc hãy nghiền ngẫm thật kĩ bài này, bởi dạng 3 sẽ vô cùng khó khăn và không hề có quy luật như hai dạng đầu.
>> Xem thêm:
- Ngữ pháp tiếng Anh – Câu điều kiện (phần 1)
- Bài 3: Cấu trúc so sánh hơn kém trong tiếng Anh
- Thuyết trình tiếng Anh hiệu quả với các cấu trúc ngữ pháp “xuất thần”
- Bài 4: So sánh ngang bằng và so sánh nhất trong tiếng Anh
- Để không bao giờ quên ngữ pháp tiếng Anh, cần làm gì?
- Hằn sâu các kiến thức ngữ pháp vào não bộ
- 5 lỗi ngữ pháp hay gặp nhất trong tiếng Anh giao tiếp
- Tổng hợp những cấu trúc ngữ pháp dẫn dắt hay nhất trong bài thi Speaking
- Cách sử dụng cấu trúc “so that” trong tiếng Anh chuẩn nhất
- Tiếng Anh giao tiếp có cần đến ngữ pháp?