Nhiều người nói với tôi rằng học tiếng Anh nghe nói là đủ, cần gì ngữ pháp. Vậy thực hư điều này ra sao và ngữ pháp có quan trọng trong tiếng Anh giao tiếp không? Câu trả lời là có, rất cần thiết. Nếu bạn vẫn nghĩ rằng tôi sai, hãy dành chút thời gian đọc qua bài viết dưới đây!
1. Ngữ pháp chưa cần thiết trong giai đoạn mới bắt đầu
Ở giai đoạn đầu của quá trình học tiếng Anh, đúng là ngữ pháp chưa thực sự quan trọng. Các bạn có thể thấy rất nhiều người bán hàng, kinh doanh nhỏ lẻ chẳng biết gì về ngữ pháp mà vẫn có thể chào hàng, nói chuyện như gió với người nước ngoài. Đó gọi là ”tiếng Anh bồi”. Nghĩa là bạn có thể hiểu ý, nói được sơ sơ nhưng từ khóa (key word) nhằm phục vụ mục đích của mình. Những người mất gốc học tiếng Anh, trong giai đoạn này cũng chưa cần chú ý đến ngữ pháp. Nhưng vai trò của ngữ pháp sẽ thay đổi khi bạn học lên cao dần.
Học tiếng Anh giao tiếp – có cần ngữ pháp không?
2. Ngữ pháp giúp giảm số lượng từ mới cần học
Giờ là lúc chúng ta cần nghiêm túc nhìn xem ngữ pháp quan trọng như thế nào. Với hai câu nói ”I go to school” và ”I went to school”, bạn thấy gì? Những người biết ngữ pháp sẽ hiểu một câu ở thì hiện tại và một câu trong quá khứ. Nhưng những người không biết ngữ pháp thì sao? Cho rằng từ ”went” là một từ mới và tra từ điển, lên google translate để dịch. Rõ ràng những người giỏi ngữ pháp hơn sẽ có lợi thế. Riêng với các dạng chia động từ ở các thì, người học ngữ pháp đã giảm đi một số lượng từ mới rất lớn đúng không nào?
3. Ngữ pháp giúp hiểu đúng ý người nói
Hiển nhiên khi bạn có vốn ngữ pháp, bạn sẽ hiểu dễ hơn những gì người bản ngữ nói. Người bản ngữ ít khi dùng ngữ pháp khi giao tiếp nhưng trong nhiều trường hợp ngữ pháp vẫn rất cần thiết. Ví dụ, ”I was in love with her” và ”I’m in love with her”. Thoạt nhìn qua có vẻ giống nhau nhưng thực chất, một mối quan hệ ở hiện tại, một ở quá khứ. Nếu bạn không biết ngữ pháp, bạn có thể hiểu nhầm hoặc hiểu lơ mơ về câu nói.
Học tiếng Anh giao tiếp – có cần ngữ pháp không?
4. Ngữ pháp giúp bạn diễn tả chuẩn xác hơn
Bạn muốn hỏi một người bản ngữ đã từng đến Việt Nam bao giờ chưa? Một người không biết ngữ pháp sẽ hỏi: “Do you come here before?” Không sai nhưng không hoàn toàn chính xác về ngữ nghĩa. Một người giỏi ngữ pháp sẽ hỏi: ”Have you ever been to Viet Nam yet?” Người bản ngữ sẽ ngay lập tức hiểu ý của bạn và họ đánh giá cao bạn vì trình độ ngữ pháp. Hay khi bạn muốn khen một cô gái, thay vì ”she’s beautiful” hay ”she’s a beautiful girl”, bạn lại nói ”She beauty girl” hoặc ”she girl beautiful”. Điều gì sẽ xảy ra? Người bản ngữ sẽ đặt một dấu hỏi to đùng với bạn dù họ cũng lơ mơ hiểu ý bạn là gì.
5. Ngữ pháp mở cánh cửa tới tiếng Anh chuyên nghiệp
Bạn có muốn sau 4 – 5 năm học tập, mình có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo không? Hay ước muốn của bạn là sau thời gian dài mà chỉ nói được tiếng Anh bồi? Chắc chắn là ai cũng mong muốn có thể dùng tiếng Anh để giao tiếp, để viết lách, đọc báo chí hay thuyết trình… Nghe nói tiếng Anh có thể giúp bạn trò chuyện trong cuộc sống thông thường. Nhưng để sử dụng vào công việc, trở thành trợ thủ cho bạn thì nhất định phải là ngữ pháp. Học ngữ pháp sẽ mở ra cánh cửa rộng lớn hơn cho tương lai và sự thành công của bạn.
Học tiếng Anh giao tiếp – có cần ngữ pháp không?
Vậy thì, ngữ pháp cũng quan trọng không kém từ vựng, phát âm, nghe, nói đâu nhé! Bạn đừng luôn nghĩ rằng ngữ pháp thật lằng nhằng, phức tạp, rắc rối lại không cần thiết. Phần lớn những người thành công và sử dụng tốt tiếng Anh đều có nền tảng ngữ pháp vững chắc. Hãy đầu tư thời gian cho tất cả các kĩ năng là điều tốt nhất bạn nên làm! Chúc các bạn thành công!