Ngữ pháp tiếng Anh – Câu điều kiện (phần 1)

Ngữ pháp tiếng Anh – Câu điều kiện (phần 1)

Hôm nay chúng ta cùng ôn luyện lại những cấu trúc tiếng Anh quen thuộc về câu điều kiện kẻo quên nha các bạn!

Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc. Sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):

  • Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện
  • Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính. Ví dụ: If it rains – I will stay at home. Mệnh đề điều kiện – mệnh đề chính (Nếu trời mưa – tôi sẽ ở nhà.)

Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chổ cho nhau được: nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu phẩy ở giữa.

1. Câu điều kiện loại 0 – điều kiện hiển nhiên

Đây là kiểu câu điều kiện chỉ những sự thật hiển nhiên như định lý, lý thuyết khoa học đã được chứng minh. Loại câu này thường chia cả hai vế ở hiện tại đơn. Chúng ta chỉ cần quan tâm chia động từ theo chủ ngữ thôi nhé!

Form: If + S + V(s,es), S+ V(s,es)/câu mệnh lệnh

Ví dụ:

  • If the Earth goes around the Sun, we have days and nights.( Nếu Trái Đất quay quanh Mặt Trời, chúng ta sẽ có ngày và đêm)

câu điều kiện

Ngữ pháp tiếng Anh – câu điều kiện

2. Câu điều kiện loại I

Câu điều kiện loại I có thực ở hiện tại và kết quả có thể xảy ra ở hiện tại và tương lai. Mức độ chắc chắn của vế kết quả ở loại câu này không chính xác bằng câu điều kiện loại 0.

IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WILL + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có).

Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn. Mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.

Form: If + S + V(s,es), S + Will/Can/shall…… + Vo

Ví dụ:

  • If I study hard, I will pass the exam tomorrow.( Nếu tôi học chăm chỉ, tôi sẽ vượt qua bài kiểm tra ngày mai)
  • If it is sunny, I will go fishing. (Nếu trời nắng tốt, tôi sẽ đi câu cá.)

3. Câu điều kiện loại II

Câu điều kiện loại II là kiểu câu không có thực ở hiện tại. Nghĩa là những điều ước xa với, viển vông. Và rất khó có thể thực hiện ngay tai thời điểm bạn đang nói. Hoặc một số trường hợp là không thể.

Form: If + S + V (quá khứ), S + would + V (nguyên mẫu)

Ví dụ:

  • If I were a boy, I would be a soccer player.(Nếu tôi là con trai, tôi sẽ trở thành cầu thủ bóng đá – Sự thật tôi là con gái)
  • If I were a brilliant, I would buy a villa (Nếu tôi là đại gia, tôi sẽ mua biệt thự – Sự thật tôi không phải là đại gia)

câu điều kiện 1

Ngữ pháp tiếng Anh – câu điều kiện

4. Câu điều kiện loại III

Đây là kiểu câu thể hiện giả định không có thực trong quá khứ. Chúng ta có thể hiểu đơn giản là: Sự việc này trong quá khứ đã kết thúc. Nhưng chúng ta mong muốn một kết quả khác.

Form: If + S + had + P.P (quá khứ phân từ), S + would + have + P.P

Ví dụ:

  • If he had come to see me yesterday, I would have taken him to the movies. (Nếu hôm qua nó đến thăm tôi thì tôi đã đưa nó đi xem phim rồi.)
  • If I hadn’t been absent yesterday, I would have met him. (Nếu hôm qua tôi không vắng mặt thì tôi đã gặp mặt anh ta rồi.)

5. Câu điều kiện loại IV – điều kiện trộn

Câu điều kiện trộn thực chất là mix giữa loại 2 và 3. Tức là một giả thiết không có thực ở quá khứ nhưng kết quả xảy ra ở hiện tại. Công thức cũng được ghép từ vế điều kiện của loại 3 và vế kết quả ở loại 2.

Form: If + S + had + V3/Ved, S + would + Vo

Ví dụ:

  • If I had been there yesterday, I wouldn’t do so many hard works now. (Nếu tôi ở đó ngày hôm qua thì giờ đã không phải làm nhiều việc thế này)
  • If I had taken his advice, I would be rich now.( Nếu tôi nghe lời khuyên của anh ta, giờ tôi đã giàu rồi)

Trên đây là những cách phân biệt và công thức của các loại câu điều kiện trong tiếng Anh. Các bạn hãy bổ sung ngay kiến thức này nếu chưa biết. Với những ai đã từng học qua, hãy đọc lại để hệ thống lại một lần nữa nhé! Chúc các bạn học tiếng Anh tốt nhất!

>> Xem thêm:

---
HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC TẾ ECORP ENGLISH
Head Office: 26 Nguyễn Văn Tuyết, Quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 629 36032 (Hà Nội) – 0961.995.497 (TP. HCM)
-------------------------
HÀ NỘI
ECORP Cầu Giấy: 30/10 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy - 024. 62936032
ECORP Đống Đa: 20 Nguyễn Văn Tuyết, Đống Đa - 024. 66586593
ECORP Bách Khoa: 236 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng - 024. 66543090
ECORP Hà Đông: 21 Ngõ 17/2 Nguyễn Văn Lộc, Mỗ Lao, Hà Đông - 0962193527
ECORP Công Nghiệp: 63 Phố Nhổn, Nam Từ Liêm, Hà Nội - 0396903411
ECORP Sài Đồng: 50/42 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội - 0777388663
ECORP Trần Đại Nghĩa: 157 Trần Đại Nghĩa Hai Bà Trưng, Hà Nội – 0989647722
ECORP Nông Nghiệp: 158 Ngô Xuân Quang, Gia Lâm, Hà Nội - 0869116496
- HƯNG YÊN
ECORP Hưng Yên: 21 Địa Chất, Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên - 0869116496
- BẮC NINH
ECORP Bắc Ninh: Đại học May Công nghiệp – 0869116496
- TP. HỒ CHÍ MINH
ECORP Bình Thạnh: 203 Nguyễn Văn Thương, Q. Bình Thạnh – 0961995497
ECORP Quận 10: 497/10 Sư Vạn Hạnh, P.12, Quận 10, TP. HCM - 0961995497
ECORP Gò Vấp: 41/5 Nguyễn Thái Sơn, P4, Gò Vấp - 028. 66851032
Tìm hiểu các khóa học của và đăng ký tư vấn, test trình độ miễn phí tại đây.
Cảm nhận học viên ECORP English.

Share this post