Làm thế nào để nghe và phản xạ tốt nhất khi trò chuyện với người nước ngoài
Những cuộc nói chuyện cũng người nước ngoài luôn rất lý thú và mang đến nhiều trải nghiệm. Nhiều bạn thường bị “hốt” khi không hiểu được nhanh, sau đó lúng túng ậm ừ và vô tình khiến mình mất tự tin.
Các bạn đừng lo nhé! Bài viết dưới đây sẽ dạy các bạn một cách để nghe và phản xạ với người nước ngoài nhanh nhất. Đảm bảo không mất sự tự tin của các bạn trong suốt buổi trò chuyện đâu nhé!
1. Hãy chú ý đến người bản ngữ
Để có thể nghe được chính xác, bạn phải chú ý đến đối phương. Chỉ cần lơ là mất tập trung một giây, bạn sẽ rơi vào tình huống trớ trêu ngay. Chỉ có tập trung vào câu chuyện bạn mới có thể nối được mạch mà không hề hiểu sai ý người khác. Khi người bản xứ đang chia sẻ với bạn, hãy nhìn về phía họ, sử dụng eyes contact. Việc bạn tập trung vào câu chuyện còn là một phép lịch sự tối thiểu nữa đấy nhé!
2. Nghe các từ key words
Trong một câu chuyện thường có những ý chính, ý quan trọng hay còn gọi lại ‘key words’. Bạn có thể nghe chưa tốt, không hoàn toàn hiểu hết ý người nói. Vậy thì hãy nghe các từ key word trong câu chuyện của 2 người. Ví dụ, bạn hỏi họ như sau:
- How long have you been in Hanoi?
Làm thế nào để nghe và phản xạ tốt nhất khi trò chuyện với người nước ngoài
Bạn thừa hiểu mình đã hỏi một câu hỏi liên quan đến khoảng thời gian. Vậy thì hãy chú ý đến những yếu tố đó, ví dụ như: one month, two years,… Người bạn ngoại quốc có thể chia sẻ thêm chút thông tin như họ đã đi qua những đâu trước khi tới Hà Nội, và đã ở đây làm những gì,… Bạn nên xác định trước họ có thể sẽ nói những gì. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi nó logic với câu hỏi của bạn. Vì đã nghĩ trước trong đầu và bắt key word, bạn vẫn có thể lọc ra những thông tin cần thiết rồi phải không nào?
3. Bình luận dựa trên một thông tin của người bản ngữ
Có thể họ nói nhiều nhưng bạn chỉ nghe được 1 thông tin duy nhất. Ví dụ:
- I have been here for 4 months. First of all, I came to Ha Long Bay and stayed there for a week. I moved to HCM city and now, I’m in Hanoi.
Có thể họ nói khá nhanh và bạn chỉ nghe được tên các địa danh. Đừng tỏ ra lúng túng, hãy bình luận vè 1 trong những địa điểm đó.
- Oh, I see. You know, Ha Long Bay is one of our most beautiful monument and it’s famous all over the world.
- Wow, so you came to HCM city, didn’t you? It’s very crowed with people, right?
Chắc chắn người bản ngữ sẽ tiếp tục trả lời về những gì họ đã trải nghiệm ở địa điểm đó và câu chuyện được tiếp diễn. Dù bạn chẳng hiểu mấy, nhưng cuộc trò chuyện khá vui đúng không nào?
4. Nói xin lỗi và xin nhắc lại khi bạn chưa nghe rõ
Đôi khi trong câu chuyện bạn thực sự bối rối vì không nghe được gì hết. Bạn trở nên luống cuống, trả lời lung tung cho qua hoặc chuyển sang chủ đề khác. Nghe này, làm thế có hại nhiều hơn lợi đấy nhé! Người bản ngữ sẽ không hiểu là bạn gặp rắc rối về ngôn ngữ. Có thể họ sẽ nghĩ không biết mình có nói gì sai không mà ‘partner’ đột ngột chuyển chủ đề. Còn khi bạn nói lung tung, họ sẽ biết là bạn không nghe hiểu được, nhưng cách làm này khá mất hứng cho câu chuyện.
Làm thế nào để nghe và phản xạ tốt nhất khi trò chuyện với người nước ngoài
Thay vì chọn 2 cách làm trên, hãy nói:
- I’m sorry but I can not hear you. Can you speak one more time, please?
Người bản ngữ rất ổn với chuyện có người ở đất nước khác không hiểu ngôn ngữ của mình. Chuyện này không có gì xấu hổ hết. Kể cả khi bạn chịu thua, hãy nói:
- Oh, sorry, my language is limited. I tried but I still can not understand you. So, can we change our topic?
Họ chắc chắn thấy rất ổn với chuyện này. 100% luôn ấy chứ! Họ sẽ thấy khá thoải mái và vui vẻ. Còn bạn thì đã thành công rồi!
5. Duy trì tốc độ, giọng nói chậm rãi
Điều quan trọng là trong suốt cuộc trò chuyện, hãy giữ vững phong độ của mình. Bạn nên giữ một giọng nói vừa phải, chậm rãi và rõ ý. Đừng để cảm xúc chi phối quá nhiều như quá lo lắng, quá sợ hãi, quá phấn khích… Tất cả những cảm xúc quá lố sẽ không phù hợp cho lần nói chuyện đầu tiên, dù là tích cực hay tiêu cực. Có thể kỹ năng nghe của bạn chưa tốt, nhưng cách thể hiện tình huống này ghi điểm rất cao đối với người nước ngoài đấy nhé!
Duy trì một cuộc nói chuyện hoàn hảo đôi khi không phụ thuộc nhiều ở khả năng nghe nói, phát âm của bạn đâu! Quan trọng là bạn phải bình tĩnh, biết cách xử lý tình huống cho phù hợp. Chúc các bạn có nhiều trải nghiệm hơn nữa nhé!
>>> Xem thêm: Không phát âm giỏi, làm thế nào để nói chuyện với người bản ngữ
---HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC TẾ ECORP ENGLISH