Được làm việc ở nước ngoài là ước mơ của rất nhiều người trẻ Việt. Tuy nhiên, bên cạnh vô vàn các cơ hội, bạn phải lường trước những khó khăn mà mình gặp phải khi sống và làm việc ở một quốc gia xa lạ. Dưới đây là 4 khó khăn thường gặp khi làm việc ở nước ngoài và cách vượt qua chúng, cùng Ecorp English tìm hiểu nhé!
1. Rào cản văn hóa
Từ quá trình nộp đơn cho đến lúc bạn thực sự gia nhập vào công ty, làm việc ở nước ngoài luôn ẩn chứa nguy cơ xảy ra các tình huống hiểu lầm hoặc khó khăn vì sự khác biệt văn hóa.
Thông thường, kiến thức của chúng ta về những nền văn hóa khác chỉ dừng lại ở những khuôn mẫu và đôi khi, lại là sự lầm tưởng. Để hiểu rõ hơn về quốc gia mình sắp ở lại và làm việc, bạn nên tìm đọc những quyển sách viết về văn hóa và xã hội của chính quốc gia ấy. Trang bị cho mình những kiến thức chung về văn hóa ứng xử có thể cứu bạn khỏi những bàn thua trông thấy.
Ngoài ra, thấu hiểu văn hóa còn giúp bạn khá nhiều trong công việc, ví dụ như có nên đính kèm ảnh trong CV hay không? Nên thỏa thuận mức lương như thế nào?…
2. Sự im lặng từ các nhà tuyển dụng
Không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng vẫn chưa phải là điều gì đó quá tệ. Nhưng nếu việc này cứ tiếp tục lặp đi lặp lại, bạn nên chú ý đến cách thức tiếp cận và ứng xử khi nộp đơn của mình.
Hộp mail của các nhà tuyển dụng luôn ngập trong các loại thư tín hằng ngày. Alina Basina, người đứng đầu phòng nhân sự tại Jabbatical, cho rằng: “Nếu bạn chỉ gửi email cho tôi 1 lần, có thể tôi sẽ quên, nhưng tôi sẽ đánh giá cao những ứng viên có thể gửi mail nhắc nhở từ 1-2 lần. Tuy nhiên, nếu bạn cứ liên tục hối thúc, tôi sẽ đánh giá bạn là người táo tợn và nóng nảy.”
Khi gửi email hỏi về tình trạng tuyển dụng của bạn, hãy giữ giọng điệu tự tin nhưng vẫn đảm bảo sự chính xác trong các thông tin, nhất là tên công ty và tên những người làm việc tại đó.
3. Rào cản ngôn ngữ
Cảm giác cô đơn ở một quốc gia xa lạ sẽ càng tăng thêm khi đang ở cạnh rất nhiều người mà chẳng thể trò chuyện hay giao tiếp với ai.
Không thể giao tiếp hằng ngày với những người khác là điều khó khăn nhất khi sống ở nước ngoài, việc này dễ khiến bạn thấy áp lực và nản lòng nhất là khi bạn đang ở cách những người thân yêu 10.000 km.
Sẽ có một rào cản vô hình ngăn bạn thực sự giao tiếp và kết nối với đồng nghiệp và những người xung quanh. Bạn sẽ cần thời gian để làm quen và vượt qua những khó khăn, hụt hẫng trong việc này để có thể trò chuyện với họ mỗi ngày hoặc thực hiện những nhu cầu giao tiếp cơ bản như: gọi thức ăn, mở tài khoản ngân hàng, hỏi đường…
Thỉnh thoảng bạn cần nhắc bản thân mình rằng: “nhập gia tùy tục”, bạn là một người ngoại quốc và bạn cần học theo những nguyên tắc, luật lệ ở quốc gia mới.
4. Thiếu sự trợ giúp
Khi còn ở Việt Nam, bạn sẽ luôn có sẵn sự trợ giúp khi cần, từ các dịch vụ xã hội cho đến bạn bè, gia đình… vô cùng dễ dàng và nhanh chóng. Khi ra nước ngoài, bạn gần như chẳng còn sự trợ giúp quen thuộc nào. Đương nhiên, bạn có thể gọi điện thoại, nhắn tin… nhưng tất cả chỉ dừng ở việc chỉ dẫn và gợi ý, còn bạn vẫn phải là người tự mình thực hiện tất cả mọi việc.
> Xem thêm: Học phát âm tiếng Anh chuẩn mới giao tiếp hiệu quả trong công việc
Tổng hợp các đàm thoại tiếng Anh quan trọng buộc phải biết khi sử dụng tiếng Anh.
ECORP Starter – Tiếng Anh cho người mất gốc