Những ngày cuối năm với hàng loạt lễ hội liên tục được xem là ‘mùa vàng” của các tín đồ mua sắm. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để vừa đi du lịch nước ngoài vừa tranh thủ shopping vì có rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn cần trang bị cho mình vốn tiếng Anh kha khá để có thể chọn được món hàng ưng ý với mức giá hợp lí nhất. Hãy cùng tham khảo bảng “Mua sắm thần công” hay cách tưj tin mặc cả bằng tiếng anh ngay dưới đây của Ecorp nhé!
Một số tình huống mua sắm, mặc cả bằng tiếng Anh hay gặp.
Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa lại có quy tắc, cách thức mua sắm khác nhau nhưng nhìn chung, bạn sẽ thường thấy mình rơi vào một trong ba trường hợp:
-
Trả giá, mặc cả
– How about $10? That’s my last offer. (Cái này giá 10$ được không? Trả hết mức rồi đó!)
– Can you make it lower? (Giảm giá cho tôi được không?)
– What if I buy this one and this one together? (Tôi mua 2 món này luôn thì giá thế nào?)
– Could you do it for…? (Cái này giá…được không?)
Một lưu ý nhỏ là bạn chỉ nên mặc cả khi mua sắm ở các khu chợ trời, phố mua sắm…Những mặt hàng trong trung tâm thương mại hoặc cửa hàng danh tiếng đều đã được niêm yết giá và người bán sẽ không bao giờ giảm giá cho bạn. Việc trả giá tại đây cũng được xem là bất lịch sự.
-
Săn hàng giảm giá
Rất nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á được mệnh danh là “thiên đường giảm giá”. Ngoài các thương hiệu danh tiếng có chương trình khuyến mãi theo mùa (Black Friday, Giáng Sinh, mùa hè…), bạn có thể tìm kiếm các điểm có để bảng Garage sale / Yard sale (chợ phiên giảm giá), Flea market (chợ trời) hoặc Outlet store (nơi bán hàng tồn kho, qua mùa). Một số mẫu câu khi mua hàng giảm giá gồm:
– Can you throw in any extras? (Có thể ưu đãi thêm cho tôi không?)
– Is there any discount on this product? (Anh/chị có đang giảm giá món này không?)
– Is there any discount? (Cửa hàng đang có chương trình ưu đãi gì vậy?)
– It’s three for two now! (Món này đang mua 2 tặng 1 đấy!)
– I’d like to change this for a different size please. (Xin lỗi, tôi muốn đổi cỡ khác được không?)
– What should I do if I want to exchange or refund? (Nếu muốn trả hàng hay hoàn tiền thì tôi nên làm gì?)
– Excuse me, this product is not as expected. Can I get a refund? (Xin lỗi, sản phẩm này không như mong đợi. Tôi muốn được hoàn tiền.)
Bạn nên lưu ý là mỗi cửa hàng sẽ có chính sách đổi trả, hoàn tiền khác nhau. Để đảm bảo quyền lợi, bạn cần hỏi rõ thông tin trước khi mua hàng.
Thủ tục hoàn thuế khi mua sắm ở nước ngoài
Điểm thú vị (và tiết kiệm) khi du lịch nước ngoài chính là bạn sẽ được hoàn thuế một phần chi phí. Để hoàn thuế, trước tiên bạn phải nhớ điền mẫu đơn hoàn thuế (VAT refund form) ngay tại cửa hàng. Sau khi mua sắm, hãy hỏi nhân viên bán hàng:
– Excuse me, can I have the VAT refund form? (Vui lòng cho tôi xin mẫu đơn hoàn thuế)
Kế tiếp, bạn cần mang mẫu đơn và hóa đơn (bill) đến quầy làm thủ tục hoàn thuế (tax refund counter) tại sân bay. Mỗi sân bay sẽ có hệ thống quầy riêng, để chắc chắn bạn nên hỏi nhân viên tại sân bay:
– Can you please show me the way to the VAT refund counter? (Xin hỏi quầy làm thủ tục hoàn thuế ở đâu?)
Tại quầy, nhân viên sẽ hướng dẫn cụ thể hơn cho bạn về quy trình. Đặc biệt, bạn có thể chọn hình thức hoàn thuế bằng tiền mặt (Cash refund) hoặc chuyển khoản (Credit card refund). Do thời gian làm thủ tục có thể hơi lâu, đừng quên ra sân bay sớm để không bị trễ chuyến bay nhé! Ecorp English chúc bạn có một mùa mua sắm cuối năm thật bội thu!
> Xem thêm: 7 Bước giúp bạn đột phá khả năng phát âm của mình.
ECORP Starter – Tiếng Anh cho người mất gốc
Bật mí bí quyết học tiếng Anh siêu tốc bằng phương pháp não bộ BSM