Có bao giờ bạn đã từng tự hỏi: “Hồi bé chúng ta chỉ mất 3,4 năm để học tiếng Việt, nhưng 12 năm học tiếng Anh được đào tạo cơ bản với sách vở đầy đủ nhưng vẫn không thể nói tiếng Anh?” Thậm chí còn có những người sau 12 năm học vẫn tự nhận mình “mất gốc”? Đơn giản bởi vì trong quãng thời gian từ tiểu học cho đến trung học, chúng ta thường vô tình bỏ quên 3 điều đơn giản dưới đây mà nếu không có 3 điều này, kể cả có thêm 12 năm nữa bạn vẫn sẽ không thể giao tiếp với người nước ngoài.
1. Học ngữ pháp quá nhiều
Ai cũng phải thừa nhận rằng chúng ta đã học quá nhiều về ngữ pháp mà bỏ quên trong việc học phát âm. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục ở Việt Nam là vậy: Để đáp ứng các kì thi và các bài kiểm tra, học sinh cần phải nắm bắt thật chắc các kiếm thức về ngữ pháp, cấu trúc câu và các dạng bài tập. Việc học ngữ pháp nhiều sẽ khiến cho chúng ta bị rối loạn giữa các công thức với nhau, tạo nên cảm giác thiếu tự tin trong giao tiếp. Không chỉ dừng lại ở đó, ngay từ còn là học sinh tiểu học hoặc cấp 2, chúng ta đã được rèn luyện các kĩ năng làm bài tập chứ không phải là kĩ năng giao tiếp. Rất nhiều trường hợp học sinh chọn được đáp án đúng chỉ vì gặp công thức ngữ pháp quen thuộc, còn khi hỏi nghĩa cả bài là gì thì không thể trả lời được!
Có thể bạn chưa biết: Khi giao tiếp với nhau, người nước ngoài vẫn sai ngữ pháp như bình thường.
2. Học phát âm với giáo viên Việt
Có thể cô giáo của bạn là một người rất giỏi về ngoại ngữ, nhưng cho dù có giỏi đến mấy vẫn không thể nào vứt bỏ được accent Việt đã ăn sâu vào cuống họng của người Việt Nam được. Không được học phát âm một cách mẫu mực như vậy ngay từ khi mới bắt đầu sẽ khiến chúng ta “chuẩn mực hóa” những quy phạm lệch lạc so với thông thường, từ “sai” trở thành “sai hơn nữa”. Không chỉ dừng lại ở đó, thấm nhuần tư duy Người Việt dạy người Việt, bạn lại tiếp tục đem những kiến thức của mình dạy cho con cái, một hiệu ứng domino không có điểm dừng.
Học tiếng Anh là để giao tiếp với người nước ngoài, tốt nhất là đừng tốn thêm một bước học với người Việt, hãy học trực tiếp từ người nước ngoài và rèn luyện giao tiếp với họ.
3. Không học liên tục trong một khoảng thời gian nhất định
Việc phân bổ thời gian cho những môn học khác như toán, lý, hóa, văn, sử,… khiến việc học tiếng Anh trở thành “kép phụ” trong hệ thống giáo dục. Một trong những yếu tố tiên quyết giúp nói trôi chảy một ngoại ngữ bất kì là tính liên tục, điều mà chúng ta chưa thể đáp ứng được. Học tiếng Anh với cường độ yếu ớt như vậy chẳng giúp bạn được gì ngoài tiêu tốn thời gian và lãng phí công sức. Hãy nhớ lại cách bạn đã học tiếng Việt, điều khiến cho bạn chỉ mất 3-4 năm để nói lưu loát là sự liên tục trong việc bố mẹ trò chuyện và liên lục bắt chước những âm thanh xung quanh.
Có thể bạn chưa biết: Nếu liên tục nghe tiếng Anh kết hợp với làm bài tập như ở trên lớp, bạn chỉ mất 6 tháng để nói trôi chảy!
>> Xem thêm:
- Lý do vì sao học sinh Việt Nam ghét các giờ học tiếng Anh tại trường
- Loại bỏ tâm lý “sợ” tiếng Anh một lần và mãi mãi
- Để giao tiếp tốt với người nước ngoài, nên tránh những điều sau
- Kết hợp các giác quan khi học tiếng Anh – chìa khóa vàng giúp bạn tiến bộ nhanh chóng
- Thay vì dịch tiếng Anh, hãy thực hiện ngay 5 điều này để giao tiếp hiệu quả
- Dịch tiếng Anh khi giao tiếp – sai lầm cần loại bỏ ngay hôm nay
- 10 giai đoạn tất yếu trong hành trình học tiếng Anh của người mất căn bản
- Lộ trình và phương pháp học tiếng Anh cho người mất gốc
- Học tiếng Anh giao tiếp ở đâu tốt? Các tiêu chí cho một trung tâm tốt
- 06 lý do khiến tiếng Anh là ngôn ngữ khó học với người Việt