Bạn luyện nghe mãi mà không nghe kịp tốc độ người bản xứ nói vì cần dịch từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt hay còn gọi là dịch trong đầu. Đây chính là điều cản trở bạn nghe nói Tiếng Anh thành thạo. Cùng tìm hiểu bài viết này của Ecorp English về bí kíp nghe hiểu tiếng Anh như người bản ngữ để biết cách ngừng dịch trong đầu, tạo thói quen tư duy Anh – Anh nhé.
1. Tại sao chúng ta dịch trong đầu?
Lần đầu học từ vựng Tiếng Việt, bạn học từ “con mèo” như thế nào? Một ví dụ điển hình là bố mẹ sẽ chỉ con mèo và nói “con mèo”,… Vì vậy, hình ảnh con mèo đi vào não bộ luôn, do đó các bạn không gặp khó khăn gì khi nghe, bắt kịp tốc độ nói.
Với Tiếng Anh, bạn học hoàn toàn khác. Khi mới bắt đầu học Tiếng Anh, bạn thường dịch từ câu Tiếng Anh sang Tiếng Việt mà không dùng hình ảnh. Ví dụ, từ “cat” thì chúng ta sẽ dịch là con mèo, mà không gợi nhớ đến hình ảnh con mèo. Như vậy, nội dung thông tin cần đi qua bộ lọc giải nghĩa Tiếng Việt, làm chậm quá trình tiếp nhận thông tin. Từ đó khiến các bạn nghe Tiếng Anh chậm hơn, không nghe kịp và bắt kịp được nội dung chính của bài. Nếu duy trì thói quen này lâu, việc nghe Tiếng Anh trở nên rất khó khăn, khó bắt kịp được tốc độ nghe của người bản xứ.
2. Cách ngừng dịch trong đầu?
Khi mới bắt đầu học Tiếng Anh, việc dịch sang Tiếng Việt giúp bạn dễ hiểu hơn. Nhưng khi ở trình độ cao hơn, bạn cần ngừng dịch trong đầu. Khi não bộ chúng ta ngừng dịch sang Tiếng Việt và tư duy Tiếng Anh, bạn sẽ nghe Tiếng Anh tốt hơn, nghe kịp tốc độ nói nhanh của người bản xứ. Lúc đó, các bạn có thể đạt trình độ giao tiếp Tiếng Anh trôi chảy.
Để ngừng dịch trong đầu, chúng ta cần hình thành các thói quen mới tư duy bằng Tiếng Anh như sau:
- Thói quen 1: Dựa vào ngữ cảnh để liên tưởng và đoán nghĩa từ mới.
Bạn thử gán một hình ảnh hoặc một cảm nhận với chính từ vựng, cụm từ Tiếng Anh sau khi hiểu nghĩa Tiếng Anh nhé. Tip này cực kỳ hiệu quả, không những giúp chúng ta ngừng dịch mà các bạn sẽ nhớ từ lâu hơn.
Ví dụ khi học cụm từ “take care of”, bạn sẽ liên tưởng đến chính hình ảnh một cô bé chăm sóc một chú chó trong video.
- Thói quen 2: Tra nghĩa bằng Tiếng Anh.
Trước đây, bạn thường tra nghĩa Tiếng Việt trước thì giờ bạn sẽ ưu tiên tra, đọc hiểu nghĩa Tiếng Anh trước nhé. Các bạn kết hợp đọc ngữ cảnh của câu để đoán chính xác nghĩa của từ.
Ví dụ trong trường hợp sau, bạn tra nghĩa Anh – Anh của cụm từ “take care of” là “to protect or to deal with something”, kết hợp với ngữ cảnh một cô bé ôm, chăm sóc chú chó để hiểu nghĩa thì bạn hoàn toàn có thể hiểu được nghĩa mà không cần xem nghĩa Tiếng Việt.
- Thói quen 3: Nghe cách phát âm của từ
Trong lúc tra nghĩa từ, các bạn đừng quên nghe cách phát âm của từ. Thói quen này giúp chúng ta ghi dấu ấn âm thanh từ đó trong não bộ đó.
- Thói quen 4: Nhắc lại những gì vừa nghe theo video
Nhắc lại những gì vừa nghe theo video chính là phương pháp cực tốt giúp chúng ta ngưng dịch trong đầu. Bởi khi bạn tập trung nghe cả câu, nhắc lại cả câu thì não bộ sẽ tập trung tư duy Anh – Anh, không có thời gian nghĩ Tiếng Việt. Thói quen này vừa giúp luyện ngưng dịch trong đầu vừa giúp luyện phản xạ nghe – nói đó.
3. Một số cách hỗ trợ:
a. Kết hợp liên tưởng.
Cách thứ nhất là kết hợp hình ảnh. Khi mới học tiếng Anh bạn sẽ có xu hướng tìm kiếm từ tiếng Việt thay thế cho từ tiếng Anh đó. Vậy thì thay vì việc tìm một từ, bạn hãy gán một hình ảnh hoặc một cảm nhận với chính từ vựng đó thử xem. Cách này hiệu quả hơn nhiều so việc việc dịch nghĩa đơn thuần đấy.
b. Sử dụng giấy nhớ hỗ trợ.
Một bí kíp nghe hiểu tiếng Anh như người bản ngữ là sử dụng giấy nhớ hỗ trợ, đây là cách rất cổ điển, đính giấy nhớ ghi tên tiếng Anh lên những vật dụng thân thuộc xung quanh bạn. Hoặc ít nhất là lên những vật bạn muốn nhớ tên tiếng Anh của chúng. Sau này bạn có thể nâng cấp những ghi nhớ bằng việc thêm vào cả tính từ, số từ, cụm giới từ hoặc viết cả một câu với từ vựng đơn lẻ lúc đầu. Ví dụ như “I put the milk in the fridge.” hay “my blue wooden window”…
c. Tự diễn thuyết liên tục.
Khi bắt đầu, bạn có thể chỉ tường thuật với chính mình đơn thuần những hành động trong ngày. Sau đó bạn có thể thêm vào những câu miêu tả chi tiết hơn: những gì bạn trông thấy, những gì bạn nghe được, những cảm nhận của bạn… Làm như vậy một thời gian, khi phải tham gia một cuộc đối thoại tiếng Anh, bạn sẽ thấy tự nhiên câu từ cứ thế tuôn ra mà không phải mất công nghĩ xem nghĩa tiếng Việt của chúng là gì.
Trên đây là một vài phương pháp, từ ghi nhớ hình ảnh, sử dụng giấy nhớ hỗ trợ cho tới phương pháp trần thuật và “tắm” ngôn ngữ mà các bạn có thể áp dụng để nghe hiểu tiếng Anh như người bản ngữ. Nhưng hãy nhớ rằng quá trình học ngôn ngữ khác là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì. Giải pháp cuối cùng mà chính là… tự vấn đề sẽ có cách giải quyết nó. Chỉ cần bạn chăm chỉ luyện tập bạn sẽ không còn tự dịch thầm trong đầu nữa đâu. Chắc chắn đấy!
Xem thêm: