Bạn chẳng thể nào lĩnh hội được ngữ pháp tiếng Anh và sử dụng nó thành thạo và chuẩn như người bản xứ nếu cứ học cách ghi nhớ hay nghĩ đến ngữ pháp trong khi giao tiếp. Bởi khi bạn đã nắm rõ những quy tắc, bạn có thể giao tiếp được trôi chảy nhưng nếu muốn nói chuyện tự nhiên thì bạn hãy học cách phá vỡ một vài quy tắc.
Cách sử dụng ngữ pháp tiếng Anh chuẩn như người bản xứ
Bất kể một ngôn ngữ nào cũng có những quy tắc ngữ pháp riêng của nó, tuy nhiên trong quá trình giao tiếp nguyên tắc đó có thể bị phá vỡ. Ví dụ như, bạn có thể nghe thấy một người bản ngữ nói “Here’s you are dog”. Nếu nhìn vào câu này bạn có thể thấy cấu trúc, ngữ pháp tiếng Anh bị sai hoàn toàn và không có ý nghĩa gì cả và chắc chắn bạn không tin những người bản ngữ có thể sai một cách trầm trọng thế này phải không?
Thực tế, trong giao tiếp hàng ngày, người bản xứ rất hay sử dụng những cấu trúc câu dù sai như vậy nhưng mà mọi người vẫn có thể hiểu được. Và để bạn học biết cách sử dụng ngữ pháp thành thạo, dưới đây các chuyên gia Anh ngữ sẽ chia sẻ các quy tắc mà những người bản địa hay phá vỡ trong giao tiếp, đặc biệt là khi nói chuyện với bạn bè, người thân. Đó là:
Không đặt GIỚI TỪ ở cuối câu
Đây không phải là quy tắc mới nhưng nó vẫn còn khó lạ lẫm với nhiều người lớn bận rộn học tiếng Anh. Như chúng ta đã biết, giới từ được dùng để liên kết các từ hoặc các cụm từ nhằm miêu tả vị trí, không gian hoặc thời gian…
Ví dụ như:
Before – trước, to – đến, at – tại, on – ở, under – sau, front – đằng trước, after – sau đó,…
Trong cấu trúc viết thì tất nhiên không được để giới từ đằng sau, nhưng mà khi giao tiếp bình thường thì chúng ta rất hay nghe thấy: “I have no idea with” – Tôi không có ý tưởng nào hết; Where you come at? – Bạn đến từ đâu vậy?; “do you come with?” – Bạn muốn đi cùng không?; “see what i did there” – Hãy nhìn xem cái tôi đã làm…
Nói chung khi không phải một cuộc nói chuyện long trọng thì việc sử dụng các giới từ ở cuối câu sẽ làm cho nó trở nên tự nhiên và thân thiện hơn. Và đó là cách người bản xứ sử dụng ngữ pháp tiếng Anh để trò chuyện.
Không dùng những LIÊN KẾT TỪ ở đầu câu
Liên kết từ được dùng để nối các phần trong một câu lại với nhau và đó có thể là một trong những từ “but” – nhưng, “however” – tuy nhiên, “or” – hoặc, “beacause” – vì, “instead” – thay vì…
Ví dụ như:
“I want to go out side, but it’s raining” – Tôi muốn ra ngoài nhưng trời lại đang mưa. Bạn nhìn câu trên thì biết được đây là một câu có cấu trúc đúng, nhưng khi nghe những người bản ngữ nói chuyện với nhau thì vẫn thấy họ hay dùng những từ liên kết ở đầu câu: “But i have to go home” – Nhưng tôi phải đi về, “and you decided to go home?” – Và bạn quyết định sẽ về nhà thật… Nó khá hiệu quả trong việc nhấn mạnh cái mình muốn nói nên bị phá vỡ khá nhiều trong giao tiếp thông thường.
Không chia ĐỘNG TỪ NGUYÊN MẪU bằng cách chèn từ vào giữa
Như các bạn đã biết động từ nguyên mẫu luôn đi với “to” như “to play”, “to affect”, “to read”… Khi chúng ta chia động từ nguyên mẫu thì thường chèn vào đó một trạng từ mà đúng theo như ngữ pháp tiếng Anh được học, đó là trạng từ phải đặt sau động từ nguyên mẫu.
Ví dụ như:
“You are going to eat quickly” – Bạn sẽ ăn nhanh, thay vì thế nhiều người lại nói “you are going to quickly eat”. Sai nhưng họ vẫn hiểu và còn nghe quen hơn một cấu trúc câu đúng.
Phá vỡ ngữ pháp tiếng Anh là cách sử dụng ngoại ngữ chuẩn như người bản xứ
Không dùng “THEY” cho ĐẠI TỪ SỐ ÍT
Rõ ràng “they” chỉ dành cho số nhiều, nhằm ám chỉ một nhóm người.
Ví dụ như:
“I have never met those people but they seem friendly” – Tôi chưa từng nhìn thấy họ nhưng có vẻ họ rất thân thiện. Cấu trúc câu không sai nhưng khi bạn viết blog bạn muốn ám chỉ về một người mà không biết chắc giới tính của họ mà vẫn muốn dùng đại từ thay thế thì bạn có thể sử dung “they” đi kèm một động từ để nói về họ à “I have never met that person, but they seem friendly” – Tôi chưa từng nhìn thấy người đó nhưng có vẻ thân thiện.
Không dùng hai TỪ PHỦ ĐỊNH một lúc
Chắc hẳn, bạn cũng thấy quy tắc này quen thuộc vì đã nghe nhắc đến ở đâu đó. Thật không sai. Vì trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên cũng có đề cập tới vấn đề này.
Nhiều người cho rằng dùng hai từ phủ định một lúc sẽ rắc rối và hay nhầm lẫn, 2 từ phủ định sẽ biến thành khẳng đỉnh. Tuy nhiên nhiều người lại cho rằng nó làm nhấn manh hơn cái mà họ muốn đề cập. Và bây giờ cấu trúc câu phủ định của phủ định rất phổ biến và được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp thông thường.
Ví dụ như:
“I can’t get no satisfaction” – Tôi không thể không hài lòng, nghĩa là tôi rất hài lòng.
Quy tắc dùng “LESS” và “FEWER”
Trong ngữ pháp tiếng Anh, “less” dùng cho danh từ số nhiều và “fewer” dùng cho danh từ không đếm được hoặc số ít. Nhưng trong thực tế, ngay đến cả nhiều người bản ngữ, họ cũng không thể nhớ chính xác được cách dùng hai từ này trong trường hợp nào nên họ cũng sử dụng chúng theo một cách khác.
Ví dụ như:
“I have less apples than my friend” – Tôi có ít táo hơn bạn của tôi.
Đó là một trong những quy tắc ngữ pháp tiếng Anh mà người bản ngữ hay phá vỡ và bạn càng học được nhiều thì bạn sẽ càng nói được tự nhiên, sử dụng ngữ pháp chuẩn và bình thường như một người nước ngoài thực thụ.
>> XEM THÊM
Khóa học tiếng Anh nền tảng chuẩn Cambridge với GVBN miễn phí
Tìm hiểu khóa học tiếng Anh cho người mất căn bản
Khóa học PRE IELTS 3.0+