Học tiếng Anh với người nước ngoài – Họ có nói sai tiếng Anh không?

Giao tiếp với người nước ngoài 2

Học tiếng Anh với người nước ngoài – Họ có nói sai tiếng Anh không?

Khi bạn giao tiếp với người nước ngoài, họ có nói sai tiếng Anh không? Có, đôi khi, trong giao tiếp hằng ngày, người nước ngoài nói tiếng Anh sai như bình thường. Tất cả những gì họ hơn chúng ta chỉ đơn giản là một accent (chất giọng) tốt, và một sự tự tin vốn có của người bản địa về ngôn ngữ dân tộc mình mà thôi. Về accent, vì họ sinh ra ở những đất nước nói tiếng Anh, lớn lên trong môi trường mà thứ ngôn ngữ bậc nhất kia luôn văng vẳng bên tai, có được một chất giọng như vậy là điều dễ hiểu. Rồi dần dần sống trong môi trường hoàn toàn bằng giao tiêp tiếng anh, chúng bắt đầu hình thành cho mình những thói quen căn bản khi giao tiếp, tông giọng, phát âm của chúng cũng giống với những người xung quanh hơn. Đó là lợi thế khi học tiếng Anh của những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở các nước phương Tây mà chúng ta khó có thể có được. Rồi đến khi nói đủ nhiều, vô hình chung chúng bắt đầu tự tin vỗ ngực khẳng định với tất cả mọi người rằng: Tôi biết nói tiếng Anh (I can speak English fluently).

Còn chúng ta, dù học tiếng Anh có thể nói là học tiếng anh cũng giống họ được tiếp xúc tiếng anh ngay từ hồi c, nhưng nhiều khi chúng ta cũng không dám khẳng định là chúng ta có thể giao tiếp với người nước ngoài. Theo quan điểm của mình và nhiều người bạn có thể tham khảo 2 lý do sau  khiến chúng ta chưa giao tiếp tốt tiếng Anh đó là: Chưa tự tin vào phát âm của mình và Sợ sai ngữ pháp, cấu trúc…Giao tiếp với người nước ngoài

1. Chưa tự tin vào bản thân – Giao tiếp với người nước ngoài

Làm việc tại Ecorp, lắng nghe khá nhiều tâm tư và giúp đỡ các bạn sinh viên, mình nhận thấy một điều đó là họ sợ không phát âm chuẩn được tiếng Anh, không nói được như người bản địa. Sự thật là chả bao giờ chúng ta nói được như người Anh, và chả có cái đất nước nào nói tiếng Anh được như người Anh cả. Bạn có lẽ đã từng nghe các giọng Anh – Ý, Anh – Ấn, bạn nghĩ rằng đó là nói tốt tiếng Anh, nhưng không phải. Bởi vì họ nói tiếng Anh tự tin quá, những chất giọng này xuất hiện quá nhiều trên tivi, Facebook, Youtube,… nên chúng ta vô thức mặc định đó là thứ tiếng Anh chính gốc. Bản thân mình khi nghe giọng Anh – Ấn, quả đúng là một thứ tiếng Anh kì quái nhưng vẫn được nhiều người coi đó là chuẩn mực của tiếng Anh. Chúng ta hoàn toàn có thể tạo nên một chất giọng Anh – Việt và được coi là chuẩn trên thế giới, nếu như tiếng Anh chính thức trở thành ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam. Mình từng tham gia một khóa học IELTS, cô giáo đã nói với mình rằng trong phần thi Nói (Speaking), giám khảo sẽ không quan tâm chúng ta đang nói với accent như thế nào, chỉ để ý chúng ta có phát âm chuẩn hay không mà thôi. Nhưng, điều quan trọng nhất khiến chúng ta nghĩ người Ý, người Ấn nói tốt tiếng Anh, là bởi vì trông họ quá tự tin khi nói, còn đúng hay sai thì cũng chẳng ai để ý.Giao tiếp với người nước ngoài 1

2. Sợ sai ngữ pháp – Giao tiếp với người nước ngoài

Hồi cấp ba gần nhà mình có 2 anh người Bắc Ireland. Họ chuyển đến Việt Nam được khoảng 2 năm rồi đi, phong cách sống kiểu lãng tử phong trần, phiêu bạt khắp thế giới, đi đến đâu làm việc kiếm sống đến đó, tiết kiệm tiền để đi tiếp, phương Tây nhiều người sống kiểu đó lắm (cũng hay phết).  Để kiếm sống họ mở một cửa hàng xăm, xăm xịn đẹp cực kì chứ không phải tha thu kiểu bây giờ đâu. Với mình đó là một điều vô cùng may mắn vì đây là cơ hội cho mình được giao lưu và rèn luyện tiếng Anh. Thỉnh thoảng buổi tối mình lại mò sang nhà họ chơi, đá pes hoặc xem bóng đá cùng nhau, nên lúc đó phần phát âm cải thiện lên nhiều. Thế rồi một hôm có một anh nói rằng: ‘’I’m looking forward to see the final.’’ (tạm dịch: Tôi rất mong chờ để được xem trận chung kết). Điều thú vị đó chính là ngay buổi sáng hôm ấy, trên lớp học tiếng Anh mình vừa được học về cấu trúc: Look forward + to + V_ing. Những bạn nào đã học rồi đều biết rằng chắc chắn là mình đúng (hoặc là toàn bộ giáo viên trên Việt Nam này sai). Nhưng, một người sinh ra và lớn lên ở Vương quốc Anh, lại có thể nào nói sai ngữ pháp? Rồi từ đó mình bắt đầu để ý nhiều hơn trong từng câu giao tiếp của 2 người, thậm chí không chỉ là ngữ pháp, mà còn giới từ, thời,… cũng có lúc nhầm lẫn. Có hôm mình còn thử đưa bài tập tiếng Anh trên lớp học thêm cho 2 anh zai ấy làm thử, được có 6 điểm. Nhiều lúc là vì nói nhanh nói nhịu nên thành ra nói nhầm, nhưng có một số lỗi là quen miệng (điển hình look forward to +V).

 

Trước đây cũng đã từng có một bạn trong cộng đồng hỏi mình về việc học giao tiếp với người nước ngoài . Bạn ấy kể rằng đã đi tham dự chương trình của Effortless English, có mời thầy giáo A.J Hoge về nói chuyện. Thầy ấy bảo rằng các con muốn giao tiếp với người nước ngoài, hãy quên hết tất cả về ngữ pháp đi! Là một người đã có nhiều năm nghiên cứu cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tất nhiên những lời nói ấy là vô cùng trọng lượng, chúng ta không thể phản bác được. Mình chỉ dám khuyên bạn ấy rằng những thứ đó có thể đúng, vì mình đã từng trải nghiệm và cũng đi đến những kết luận có nội dung tương tự. Khi làm bài tập listening ở trên lớp, một mẹo vô cùng hữu dụng dành cho các bạn đó chính là chúng ta chỉ tập trung nghe các key words thôi, rồi từ đó đoán nghĩa cả bài để trả lời các câu hỏi. Có lẽ người nước ngoài cũng vậy. Khi nói chuyện với họ, mình thường nhấn mạnh vào những từ ngữ quan trọng, những giới từ kiểu như ‘’on, in, at’’ thì thường hay lướt qua. Rồi tùy từng ngữ cảnh chúng ta đặt họ vào và họ sẽ hiểu được những gì mà chúng ta muốn truyền đạt. Và cũng chính vì lẽ đó mà ngữ pháp đóng một vai trò không quá quan trọng trong việc giao tiếp.Giao tiếp với người nước ngoài 2

3. Như vậy là chưa đủ – Giao tiếp với người nước ngoài

Tuy nhiên bỏ hăn ngữ pháp học ngữ pháp thì đúng là ngu quá. Tất nhiên ngữ pháp vô cùng cần thiết, nhưng điều quan trọng là cần thiết, nếu không phải với giao tiếp với người nước ngoài thì là ở những khía cạnh nào? Bài tập ở trường, chắc chắn rồi. Dù thiếu đi ngữ pháp các bạn vẫn có thể nói chuyện tốt với người nước ngoài, nhưng 100% là sẽ không thể giúp bạn cứu điểm tiếng Anh trên trường của mình lên được. Ngoài ra, khi viết CV bằng tiếng Anh hay với những bạn nào có ý định đi du học là viết thư xin học bổng, thì điều tối kỵ nhất mà chúng ta cần phải tránh đó chính là sai chính tả và sai ngữ pháp. Hồi cuối năm lớp 12, mình có viết email để xin học bổng của một trường đại học ở Canada, do sơ suất không kiểm tra kĩ nên mình đã viết sai chính tả từ ‘’tốt nghiệp’’ (graduation), mấy ngày sau nhận ra thì đã quá muộn. Và có lẽ vì thế mà cho đến tận bây giờ, mình vẫn đang ngồi tại Việt Nam chờ đợi cơ hội. Một góc độ cuối cùng mà một lần nữa, ngữ pháp lại càng khẳng định vị thế của mình, đó là sống ảo. Nhục nhã nhất là khi đăng status deep bằng tiếng Anh, hay những con ảnh sống ảo nghệ thuật với những dòng caption Anh ngữ lãng mạn, mà ngữ pháp lại trở thành hạt sạn trong không gian nghệ thuật đó. Lại càng nhục nhã hơn khi lũ bạn nhảy vào phá vỡ dòng cảm xúc ấy bằng cách comment ‘’sửa ngữ pháp hộ’’, thề là lúc đó thì không biết trốn vào đâu cho đỡ nhục thật!Giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài 3

Trên đây là toàn bộ những quan điểm của mình và một vài bạn về cách giao tiếp với người nước ngoài. Mình cũng không phải là master gì trong việc học tiếng Anh, mình đơn giản chỉ là một thằng đã từng giao tiếp nhiều với người nước ngoài nên đúc kết ra những kinh nghiệm như mình vừa chia sẻ. Nói tóm lại, các bạn có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt hơn chúng ta tưởng nhiều. Chỉ cần bạn đi ra ngoài học hỏi, có một chút vốn tiếng Anh, hít một hơi thật sâu, gặp người nước ngoài và bắn bừa một vài câu đi, bạn sẽ biết ngay.

>> Xem thêm:

 

---
HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC TẾ ECORP ENGLISH
Head Office: 26 Nguyễn Văn Tuyết, Quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 629 36032 (Hà Nội) – 0961.995.497 (TP. HCM)
-------------------------
HÀ NỘI
ECORP Cầu Giấy: 30/10 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy - 024. 62936032
ECORP Đống Đa: 20 Nguyễn Văn Tuyết, Đống Đa - 024. 66586593
ECORP Bách Khoa: 236 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng - 024. 66543090
ECORP Hà Đông: 21 Ngõ 17/2 Nguyễn Văn Lộc, Mỗ Lao, Hà Đông - 0962193527
ECORP Công Nghiệp: 63 Phố Nhổn, Nam Từ Liêm, Hà Nội - 0396903411
ECORP Sài Đồng: 50/42 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội - 0777388663
ECORP Trần Đại Nghĩa: 157 Trần Đại Nghĩa Hai Bà Trưng, Hà Nội – 0989647722
ECORP Nông Nghiệp: 158 Ngô Xuân Quang, Gia Lâm, Hà Nội - 0869116496
- HƯNG YÊN
ECORP Hưng Yên: 21 Địa Chất, Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên - 0869116496
- BẮC NINH
ECORP Bắc Ninh: Đại học May Công nghiệp – 0869116496
- TP. HỒ CHÍ MINH
ECORP Bình Thạnh: 203 Nguyễn Văn Thương, Q. Bình Thạnh – 0961995497
ECORP Quận 10: 497/10 Sư Vạn Hạnh, P.12, Quận 10, TP. HCM - 0961995497
ECORP Gò Vấp: 41/5 Nguyễn Thái Sơn, P4, Gò Vấp - 028. 66851032
Tìm hiểu các khóa học của và đăng ký tư vấn, test trình độ miễn phí tại đây.
Cảm nhận học viên ECORP English.

Share this post