Đối với phần thi Speaking, chắc chắn ai cũng sẽ lo lắng một chút. Ecorp gọi ý mẹo nhỏ là khi chuẩn bị làm bài thi tiếng anh: Hãy nhấp môi một chút rượu. Đó có thể ý tưởng điên rồ, nhưng đã được các nhà khoa học chứng minh là có hiệu quả giúp nâng điểm bài thi. Hãy cùng Ecorp English khám phá điều thú vị ngay nhé.
Tạp chí Journal of Psychopharmacology đã đưa ra kết quả khảo sát rằng thức uống có cồn giúp cải thiện kết quả bài thi tiếng anh khi uống một chút (không được uống quá nhiều hoặc say).
Lượng cồn có trong ly rượu vang 100 ml (13,5% nồng độ cồn), lượng nhỏ vậy thôi đủ bạn qua vượt qua nỗi lo lắng. Thậm chí nó tạo một chút hưng phấn nhẹ, bạn sẽ bớt trả lời ậm ừ, phát âm từng từ trôi chảy hơn. Ngay cả sinh viên đã tự tin rồi, thì kết quả bài thi tiếng anh phần nói cũng sẽ thuyết phục hơn bởi cách trình bày tự tin, hào hứng.
Suy rộng ra, nghiên cứu này có thể đúng cả với các trường hợp khác, khi bạn cần thuyết trình bằng Tiếng Anh, hoặc bất cứ một loại ngoại ngữ nào. Nó cũng có thể được áp dụng khi bạn đi phỏng vấn hoặc ngồi trong lớp học speaking với bạn bè.
Và trong trường hợp không muốn uống rượu, các loại đồ uống có cồn khác cũng sẽ giúp ích. Nếu bạn muốn thử, hãy ghé qua Circle K mua một chai StrongBow cho buổi học Tiếng Anh tới đây xem sao.
Nghiên cứu này được thực hiện trên tạp chí Psychopharmacology với sự tham gia của 50 sinh viên Hà Lan đang theo học tại Đại học Maastricht. Họ khẳng định rằng mình thỉnh thoảng có uống rượu.
Gần đây những sinh viên này phải vượt qua một kỳ thi kiểm tra ngôn ngữ, trong đó, bao gồm một bài thi giao tiếp mà thí sinh phải nói chuyện bằng tiếng Hà Lan với một giám khảo trong 2 phút.
Các nhà khoa học đã tận dụng bài thi này để thực hiện thí nghiệm của mình. Họ chia nhóm sinh viên ra làm hai. Một nửa được cho uống nước, trong khi nửa còn lại được cho uống đồ uống có cồn. Lượng cồn trong các đồ uống này được tính toán theo cân nặng của từng người. Với một nam sinh nặng trung bình 70 kg, nó tương đương với gần một cốc bia.
Sau khi đã uống nước hoặc đồ uống có cồn, các sinh viên được yêu cầu thực hiện bài thi với giám khảo như bình thường. Nhưng họ sẽ không chấm điểm các sinh viên ngay lập tức. Thay vào đó, toàn bộ cuộc trò chuyện được ghi âm lại và đưa cho hai giáo viên khác, những người nói tiếng Hà Lan bản địa. Để đảm bảo tính khách quan, không một giáo viên chấm bài nào được cho biết sinh viên đã uống gì.
Kết quả, ngay khi bài thi kết thúc, các thí sinh rời phòng và quay trở lại gặp các nhà nghiên cứu. Họ yêu cầu các sinh viên này tự đánh giá và chấm điểm bài thi của mình. Thật bất ngờ, không có sự khác biệt nào giữa nhóm uống nước và đồ uống có cồn.
Tất cả đều thể hiện sự tự tin và mức độ hài lòng với phần thi của mình như nhau. Điều đó chứng tỏ rượu (ở mức độ nhẹ) không tác động đến sự tự tin của chính thí sinh. Nhưng nó thực sự có tác dụng lên kết quả khách quan của bài thi, được chấm bởi hai giáo viên nghe băng ghi âm.
Nhìn chung, họ đánh giá những sinh viên trong nhóm tiêu thụ đồ uống có cồn nói lưu loát hơn – đặc biệt là phát âm tốt hơn – so với những người chỉ uống nước. Ngoài ra, không có sự chênh lệch ở điểm ngữ pháp, từ vựng và lập luận giữa hai nhóm.
Lý giải kết quả thí nghiệm, các nhà khoa học nói rằng tiêu thụ đồ uống có cồn, ở mức độ từ thấp đến vừa phải, có thể giúp làm giảm cảm giác lo lắng về mặt ngôn ngữ của các thí sinh. Điều này có thể đã giúp họ nói ngoại ngữ trôi chảy hơn.
Mặc dù vậy, các nhà khoa học lưu ý rằng lượng cồn được sử dụng trong nghiên cứu chỉ ở mức thấp. Tiêu thụ nhiều hơn có thể không đem lại lợi thế. Uống quá nhiều thậm chí còn gây hại, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp ngoại ngữ, khiến bạn chỉ nói được ở tốc độ chậm, ngắc ngứ vì không còn tỉnh táo để nhớ được từ mới.
==> Xem thêm: Khóa Phát âm chuẩn Cambridge với GVBN miễn phí
Tìm hiểu khóa Ecorp Starter Tiếng Anh cho người mất gốc
Khóa học IELTS