Kho tàng Tiếng Anh có vô vàn thứ mà bạn khó lòng mà có thể nhớ hết được chỉ bằng việc “học thuộc lòng”, “học trâu bò”, “cày cuốc bài tập ngày đêm”,… Và Ecorp tin rằng, kể cả bạn có làm được những điều đó thì cũng phải tốn 1 khoảng thời gian kha khá dài. Do đó, Ecorp đã tập hợp lại một vài mẹo học tiếng Anh tương đối hay ho để giúp bạn học nhanh hơn và đồng thời hiệu quả hơn gấp nhiều lần. Hãy cùng bắt đầu thôi nào!
Mẹo học tiếng Anh – Luyện nghe tiếng anh giao tiếp theo phương pháp ngược
Khi luyện nghe tiếng Anh là các bạn thường bật mp3 nghe đi nghe lại đến khi nào mệt quá thì mới lôi phần bản dịch ra so sánh đối chiếu. Và bạn thấy không hiệu quả?
Vậy hãy thử làm ngược lại xem sao?
Bước 1: Tìm và đọc hiểu nội dung của bài nghe. Cứ từ từ, phân tích ý, miễn là bạn phải hiểu bài thật tốt. Và cần thiết cứ lấy từ điển (tốt nhất là Anh – Anh) ra tra từ mới. Sau khi đọc và hình dung lại tổng thể về bài nói này thì chuyển sang nghe nhé.
Bước 2: Hãy nghe một cách chăm chú dù cho bạn đã biết nội dung, vì bước này là để tăng khả năng nghe của bạn đó. Hãy cứ nghe tiếp như vậy 2-3 lần. Và chắc chắn, bạn sẽ thấy ngạc nhiên về số lượng những gì bạn nghe được đó.
Lưu ý: Bạn cũng phải thường xuyên để ý đến những từ mình đọc trong văn bản nhưng chưa nghe tốt được, hãy bật đi bật lại những đoạn xung quanh các từ đó để tai của mình quen và bắt kịp với chúng nhé.
Đừng sợ rằng cách làm ngược này sẽ không phát huy hiệu quả. Hãy làm thử trong một thời gian đều đặn, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả.
Mẹo học tiếng Anh – Chọn nguồn nghe và tài liệu luyện nghe tiếng anh giao tiếp
Việc luyện nghe tiếng Anh giao tiếp tốt cần cũng cần chọn các nguồn học và tài liệu chuẩn. Khi lựa chọn được các nguồn học tiếng Anh tin cậy, hãy thực hành với các nguồn và phương tiện khác nhau.
Sau khi sưu tầm thì Ad đã tập hợp lại 1 vài nguồn nghe khá là hay ho (theo hướng news-listening). Các bạn hãy xem qua nhé
🍀🌳 Dành cho các bạn beginners (mới làm quen với nghe (tin tức), nghe IELTS);
- https://learningenglish.voanews.com/ (tin tốc độ chậm, giọng Mỹ, đa dạng các chủ đề, luyện nghe-chép chính tả – dictation).
P/s: Tham khảo thêm về Dictation (https://www.teachingenglish.org.uk/article/using-dictation); luyện được cả 4 kỹ năng
- https://breakingnewsenglish.com/ (tin chậm-nhanh, đa dạng các chủ đề, có thể tùy chọn giọng Anh, Mỹ, luyện nghe-chép chính tả)
- https://www.newsinlevels.com/ (tin chậm-nhanh, đa dạng các chủ đề và trình độ)
- Tedtalks (đa dạng các chủ đề và giọng, rất tốt cho NGhe, Viết và Nói Ielts)
- Englishld.com/post (đa dạng các chủ đề, tốc độ tương đối nhanh, British Council, rất tốt cho Nói, Nghe, Viết, từ vựng)
🍀🌳 Dành cho các bạn có trình độ tiếng Anh tốt hơn
- http://www.bbc.co.uk/learningenglish/english/ (BBC words in the news, giọng Anh-Anh, tốc độ nhanh, có transcript, đa dạng các chủ đề, luyện cả 4 kỹ năng), các bản tin chỉ cập nhật đến hết năm 2015
- http://radio.economist.com/: (Tạp chí The Economist của Anh, đa dạng các chủ đề, tin tổng hợp theo từng tuần, tốc độ nhanh). Người đi làm sẽ rất thích thích nghe tin ở trang này!
- https://www.abc.net.au/radio/adelaide/ (tin nhanh, giọng Úc)
Flashcard hoạt động hiệu quả nhất khi tuân thủ những nguyên tắc quan trọng sau:
1. Sử dụng cả 2 mặt của flashcard một cách hợp lý, xem cả 2 mặt nhiều lần để nhớ thông tin:
Ví dụ, khi học một từ mới, một mặt sẽ là từ cần học, một mặt là cụm định nghĩa ngắn cho từ. Khi học một sự kiện lịch sử, có thể ứng dụng như sau: một mặt là “George Washington” và một mặt là “Tổng thống Mỹ đầu tiên”.
2. Không đưa quá nhiều thông tin vào 1 tấm flashcard:
Lỗi thông thường dễ mắc phải khi làm flashcard là đưa quá nhiều thông tin. Mỗi tấm flashcard chỉ nên mang 1 mẩu thông tin dưới dạng 1 câu hỏi – 1 câu trả lời. Thông tin phải ngắn gọn và khi học chỉ cần lướt qua thật nhanh (như từ “flash” trong từ flashcard). Hãy nhớ: Flashcard không phải tờ đề cương hay cuốn từ điển.
3. Sử dụng minh họa
Vẽ hình minh họa trên flashcard hoặc cắt dán hình từ các tạp chí. Flashcard càng thú vị và khác biệt thì người học càng cảm thấy dễ dàng hơn để nhớ được những thông tin trên flashcard.
4. Sử dụng flashcard màu
Màu được sử dụng như một gợi ý giúp người học nhớ được một đặc điểm nào đó của thông tin trên flashcard.
Ví dụ khi học từ, màu sắc được dùng để đánh dấu ý nghĩa khác nhau của từ. Màu xanh cho những từ có ý nghĩa tốt đẹp, tích cực. Màu đỏ hoặc vàng cho những từ có nghĩa tiêu cực. Màu trung tính cho những từ không mang nghĩa xấu hay tốt.
Hoặc để chỉ loại từ. Màu đỏ là cho danh từ. Màu xanh dương là tính từ. Màu vàng là động từ. Màu xanh lá là phó từ,…
5. Luôn mang flashcard bên mình
Điều đặc biệt của phương pháp học bằng flashcard là bạn không cần bỏ ra một khoảng thời gian đặc biệt nhất định nào để xem lại.
Hãy xem lại bộ flashcard của mình bất cứ khi nào và ở đâu khi có cơ hội nhé. Có thể là khi đang nghỉ ngơi, đang đi xe bus, đang xếp hàng chờ đợi… Người học nên thực hành việc xem lại bộ flashcard thường xuyên và tạo thói quen hàng ngày giống như việc đánh răng hoặc đi tắm.
6. Thay đổi thứ tự các tấm flashcard
Người học nên xáo trộn các tấm flashcard sau mỗi lần ôn tập. Nếu bạn chỉ ghi nhớ thông tin trên flashcard theo 1 thứ tự sẽ khiến khó có thể nhớ được 1 thông tin nào đó. Và sau cùng, không thể dùng được nó trong 1 tình huống khác (không còn theo thứ tự).
7. Đánh dấu flashcard
Khi học bằng flashcard, người học có thể đánh dấu các tấm flashcard đã được ghi nhớ. Sau 2-3 lần đánh dấu, những tấm flashcard đó có thể được để sang một bên và ôn lại sau 1 thời gian dài hơn.
Mẹo học tiếng Anh – Cách học từ vựng tiếng Anh qua các bài hát
1.Chọn bài hát phù hợp
Việc lựa chọn xem mình sẽ nghe gì và học được gì tất nhiên là quan trọng phải không nào? Hãy chọn bài hát mà bạn thích, trình bày bởi ca sĩ mà bạn yêu mến và độ khó cũng phải phù hợp với trình độ tiếng Anh hiện tại của bạn nữa.
Tuy nhiên lưu ý là nếu tiếng Anh của bạn còn chưa tốt thì đừng chọn các bài Rap có phần lời và tiết tấu nhanh; bạn sẽ sốc đó. Theo Ad thì thể loại pop, rock ballad có vẻ phù hợp với đại đa số người nghe cả về độ khó lẫn độ hấp dẫn. Ví dụ: Elton John, Westlife, hoặc hiện đại hơn thì có Ed Sheeran hay John Legend, Adele, Christina Perry,…
2. Nghe bài hát kèm lời, tra/lưu từ mới
Để tiến hành bước này bạn có thể tìm các bài hát có kèm lời trên YouTube. Đơn giản là bạn gõ tên bài hát, ca sĩ kèm chữ “Karaoke” hoặc “lyrics”. Sau đó, hãy tra từ điển khi thấy từ vựng hoặc một thành ngữ, một cụm từ mà bạn thấy hay nhé.
Lưu ý: Đừng quên ghi chép lại những từ vựng, thành ngữ hay cấu trúc hay mà bạn thu lượm được để ôn tập và sử dụng khi cần thiết.
3. Hát lại theo ca sĩ
Một khi bạn đã hiểu được phần lời của bài hát, việc hát theo sẽ trở nên thú vị và cũng dễ dàng hơn nhiều đấy. Bạn hãy thử mà xem.
Như đã nói ở trên, có những giai điệu nhiều khi sẽ tự động in sâu vào trong tâm trí của bạn. Bởi thế, đừng lo lắng nếu ban đầu bạn mới chỉ nhớ được mỗi phần điệp khúc. Chỉ cần khi nghe lại bài hát bạn hình dung rõ được ca sĩ đang hát về cái gì là ổn rồi. Từ từ bạn sẽ có thể hát theo được mà không cần nhìn phần lời nữa đấy. Điều này không chỉ giúp bạn bớt sợ tiếng Anh mà còn làm bạn yêu nó nữa 😉
4. Biến việc nghe nhạc tiếng Anh có ý thức thành thói quen
Hẳn đây là một thói quen không hề khó để hình thành. Thực tế là bạn có thể nghe nhạc ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Bạn có thể nghe trên ipod, trên điện thoại di động trong khi đang lái xe, đang tập thể dục hoặc đang làm việc nhà. Tuy nhiên đừng để những giai điệu này trôi qua không để lại gì. Hãy chú ý những từ mới, những cấu trúc hay trong khi nghe để dành thời gian tra cứu và lưu lại để ôn tập nhé.
>> Xem thêm:
4 Mẹo học tiếng Anh mà không phải Trung tâm nào cũng chỉ cho bạn (Phần 1)
Danh sách động từ bất quy tắc – phần 1
Danh từ số ít và danh từ số nhiều
LỘ TRÌNH HỌC TỪ MẤT GỐC ĐẾN THÀNH THẠO
Tiếng Anh cho người mất gốc: https://goo.gl/H5U92L
Tiếng Anh giao tiếp phản xạ : https://goo.gl/3hJWx4
Tiếng Anh giao tiếp thành thạo: https://goo.gl/nk4mWu
Khóa học Online: https://bit.ly/2XF7SJ7