Học tiếng Anh là một quá trình khá gian nan với nhiều người dù chúng ta luôn cố gắng chăm chỉ từng ngày. Nếu bạn còn có suy nghĩ tiếng Anh cũng giống như những môn học tự nhiên, cứ học thuộc là được, thì có lẽ mười năm sau bạn cũng chẳng thể giỏi tiếng Anh đâu. Đối với ngôn ngữ này, có những điều nên học thuộc, có những điều không nên. Nếu bạn muốn tìm hiểu về chủ đề này, hãy cùng nghía qua bài viết dưới đây nhé!
I, Những điều nên học thuộc trong tiếng Anh
1. Cấu trúc ngữ pháp
Bao nhiêu năm bạn đi học là bấy nhiêu năm học thuộc lòng các cấu trúc ngữ pháp. Thực chất thì đúng là cần học thuộc với ngữ pháp. Bởi những cấu trúc này tuân theo một quy luật định sẵn, nếu không ghi nhớ chúng, bạn sẽ chẳng còn cách nào khác. Ngữ pháp cũng thường được dạy cho trẻ em người bản ngữ ở độ tuổi đến trường ( 7 – 9 tuổi). Nhưng để sử dụng thành thạo được thì bạn cũng mất khá nhiều thời gian đó.
2. Cách hành văn
Cách hành văn là những cấu trúc tạo câu, cách viết bài luận trong tiếng Anh. Bạn cũng không thể tự nghĩ ra được mà cần có sự tham khảo và tất nhiên, học thuộc lòng. Dù bạn có giỏi ngôn ngữ đến đâu thì cách tổ chức, sắp xếp một đoạn văn hay không phải điều dễ dàng. Để có kĩ năng viết tốt, bạn nên xem qua những bài viết chuẩn mực và học những cấu trúc được lồng ghép trong đó. Học cách hành văn thực chất khá mang tính kĩ thuật.
Những điều nên và không nên học thuộc lòng trong tiếng Anh
3. Các từ vựng tiếng Anh cơ bản
Từ vựng tiếng Anh là một yếu tố rất quan trọng, và chúng ta nên học thuộc lòng 3000 từ vựng cơ bản. Tại sao lại chỉ học thuộc từ vựng cơ bản? Vì đó là cơ sở để bạn có thể giao tiếp thông thường và đoán thêm những từ vựng khác. Không nên học thuộc quá nhiều các từ vựng vì não bộ của bạn không chịu được áp lực lớn đến thế. Hãy nghĩ đơn giản đi, học thuộc những từ nền tảng. Khi đó, não bộ của bạn sẽ có những xung thần kinh liên kết để dung nạp những từ ngữ mới hơn.
II, Những điều không nên học thuộc trong tiếng Anh
1. Phát âm
Nhiều bạn học thuộc cả phát âm bởi nhìn những từ tương tự nhau chắc là đọc giống nhau. Có lẽ vì thế mà không ít người đọc sai từ ”blood” vì quen đọc ”oo” là /u/. Những thói quen này không khiến bạn nhớ nhanh hơn mà còn gây nhiều lỗi sai không đáng có. Vì thế, với phát âm, bạn chỉ được bắt chước, hoặc tra từ điển mà không nên học thuộc tẹo nào.
Những điều nên và không nên học thuộc lòng trong tiếng Anh
2. Trọng âm, ngữ điệu
Trọng âm cũng không theo một quy tắc nào quá chính xác như chúng ta vẫn nghĩ đâu. Khi nào nhấn mạnh, khi nào lên giọng, điều này tùy thuộc vào từng dân tộc, từng địa phương. Bạn sẽ rất khó để học thuộc những điều này. Thay vì học thuộc những thứ không theo quy luật, bạn có thể nghe người bản ngữ nhiều hơn và tự định hình một thói quen cho mình nhé!
3. Kĩ năng nói và giao tiếp
Chính là tiếng Anh giao tiếp. Bạn có thể học thuộc để biết một số câu hỏi, cấu trúc thường dùng. Nhưng không thể học thuộc câu trả lời. Rất nhiều bạn thường ghi trước câu trả lời ra giấy và học thuộc. Cách học như vậy vừa khiến bạn nói mất tự nhiên vì bạn luôn bị áp lực thuộc lòng. Hãy tưởng tượng như khi bạn lên bảng trả bài vậy. Tâm trí của bạn chỉ dùng để nhớ thì làm sao có thể tự tin, thể hiện ngữ điệu cho được? Vì vậy khả năng giao tiếp phải được thực hành bất ngờ chứ không nên là sự học thuộc hay chuẩn bị từ trước.
Những điều nên và không nên học thuộc lòng trong tiếng Anh
4. Các từ vựng tiếng Anh khó
Khi đã đạt được một mức từ vựng cơ bản nhất định, nhiều bạn sẽ tiếp tục học thuộc từ khó hơn. Nhưng kết quả thực tế cho thấy những từ vựng dài rất khó để học thuộc. Bạn sẽ không nhớ nổi chúng quá 3 ngày. Bởi vậy, thay vì học thuộc lòng, hãy sử dụng chúng. Trong các bài viết, bài nói, bất cứ khi nào có thể đều nhắc đến chúng. Với tần suất lặp lại này, bạn sẽ ghi nhớ từ vựng nhanh hơn rất nhiều đó nhé!
Trên đây là một số lời khuyên về những điều nên và không nên học thuộc trong tiếng Anh. Mong rằng sẽ giúp các bạn nhiều hơn trong việc học tập sắp tới! Chúc các bạn thành công!