Bạn có từng nghe qua cách người ta thiết lập phản xạ có điều kiện không? Ví dụ như nhìn thấy đèn giao thông lập tức dừng lại, nghe tiếng trống trường vang lên biết đến giờ vào học,… Những hiện tượng xung quanh chúng ta phần lớn đều được tạo ra từ phản xạ có điều kiện. Vậy, dùng phản xạ để học tiếng Anh thì sao nhỉ?
1. Nghe cùng một câu tiếng Anh vào mốc thời gian cụ thể
Bạn có thể tự tạo ra phản xạ này cho mình bằng cách luôn nghe một câu nói tiếng Anh nào đó vào thời gian trong ngày. Ví dụ, đặt một file tiếng Anh làm chuông báo thức, hoặc luôn nghe trong lúc ăn sáng,…Dần dần bạn sẽ tạo được thói quen trong vô thức. Mỗi khi thức dậy hay ăn sáng, bạn đều nghĩ đến giọng nói mình thường nghe dù lúc đó bạn có bật nó hay không. Sau đó bạn sẽ thuộc nó đến mức có thể nhại theo bất cứ lúc nào. Hãy duy trì thói quen này và có thể thay đổi sang những file nghe mới. Cách này sẽ giúp não bộ của bạn luôn ghi nhớ cách phát âm chuẩn xác từ người bản ngữ.
2. Tạo phản xạ với hình ảnh
Não bộ của chúng ta tiếp nhận hình ảnh nhanh hơn âm thanh và kí tự. Hãy liên kết những hình ảnh ấn tượng với một từ ngữ nào đó. Điều này gần giống như việc gắn đường link. Khi bạn nhìn thấy hình ảnh đó, bạn sẽ lập tức nhớ ra từ ngữ cần sử dụng. Ưu thế của phương pháp này là tiết kiệm thời gian, rút ngắn quá trình suy nghĩ khi giao tiếp và khiến bạn nghe nói trôi chảy hơn. Hơn nữa, bạn sẽ học được khá nhiều từ vựng mới và nhớ được chúng trong khoảng thời gian lâu dài.
Nói tiếng anh bằng phản xạ – phương pháp học cực hay ho ít người biết tới
3. Luyện các đoạn hội thoại
Tạo phản xạ với hội thoại chính là học cách để nghe, hiểu , trả lời nhanh nhạy nhất. Hiển nhiên bạn sẽ gặp rất nhiều tình huống trong cuộc sống gần giống như những đoạn hội thoại mẫu này. Bạn hoàn toàn có thể phản xạ bằng cách học thuộc các mẫu câu cụ thể. Nhưng sẽ rất khó và mất thời gian cho mỗi chúng ta. Tốt nhất là bạn nên tự chuẩn bị cho mình một số từ tủ, từ đắt để thêm vào phần đối thoại. Hãy tự đặt ra câu hỏi cho bản thân và trả lời nó, sau mỗi lần như vậy, kiến thức của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
4. Dám nói, dám thể hiện
Bạn không cần lo sợ tìm những từ ngữ hay nhất để diễn đạt. Cách tốt nhất là hãy cứ thoải mái nói những gì bạn muốn, dù nó có sai ngữ pháp hay không. Tốc độ phản xạ của bạn sẽ tăng lên theo từng ngày từng giờ, bạn đã có thể trò chuyện trực tiếp không cần qua mạng xã hội. Nói càng nhiều, những lỗi sai sẽ càng được mài giũa, chau chuốt hơn. Không chỉ kỹ năng nói cải thiện rõ rệt mà sự tự tin cũng tăng vọt đấy nhé!
Nói tiếng anh bằng phản xạ – phương pháp học cực hay ho ít người biết tới
5. Luôn nhanh chóng, không chậm chạp
Phản xạ thì đương nhiên phải nhanh rồi đúng không các bạn? Giống như một thủ môn bảo vệ khung thành, sự phản xạ chính là khi nhận ra bóng đang đe dọa cầu môn và ra hành động bắt bóng. Hay như một võ sĩ trên sàn đấu, phản xạ nhanh sẽ giúp anh ta chiến thắng đối thủ. Phản xạ với tiếng Anh cũng thế, nó yêu cầu bạn phải ngay lập tức hiểu và bật lại bằng tiếng Anh. Chứ không phải ề à suy nghĩ, tìm từ vựng rồi mới dò dẫm trả lời đâu nhé! Hãy tưởng tượng nếu bạn không nói ngay, bạn sẽ thua cuộc. Và để làm được điều này, bạn phải luôn giữ trong đầu một tư tưởng: không được chậm chạp!
6. Trải nghiệm thật nhiều
Những người có độ phản xạ nhanh là do họ có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Một thủ môn giỏi, một võ sĩ chuyên nghiệp chắc chắn cũng phải trải qua nhiều lần vấp ngã. Bởi vậy, muốn có phản xạ tốt, bạn phải va vấp nhiều. Bạn phải trải qua những lần thất bại trong quá khứ, phải kiên trì luyện tập. Một người lái xe thành thạo rất có thể đã nhiều lần va chạm xe cộ trên đường phố. Một người nấu ăn giỏi chắc hẳn cũng không ít lần phải ngậm ngùi vứt bỏ tác phẩm của mình. Nếu không chịu trải nghiệm, không chịu xông pha và đón lấy thử thách, bạn làm sao có cơ hội mà chinh phục nó?
Nói tiếng anh bằng phản xạ – phương pháp học cực hay ho ít người biết tới
Bạn nói mình muốn giỏi tiếng Anh, nhưng lại chẳng bao giờ thực hành. Bạn thậm chí còn không dám nói chuyện với một người bản ngữ thực sự. Nếu cứ ở yên trong vùng an toàn, bạn sẽ chẳng bao giờ có đột phá. Từ suy nghĩ đến hành động chỉ cách nhau một chứ ”dám” hay không mà thôi!
>> Xem thêm:
- Phương pháp học từ vựng qua hình ảnh hoàn toàn mới
- 6 bước tự sửa lỗi phát âm ngay tại nhà
- Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản – Lộ trình cho người mất gốc
- Người nước ngoài có nói sai tiếng Anh không?
- Giải pháp khắc phục khó khăn khi học tiếng Anh cho người đi làm
- Nói tiếng Anh xuất thần chỉ sau 3 tháng nếu áp dụng đúng 5 điều dưới đây
- 3 lý do cơ bản khiến chúng ta không thể nói tiếng Anh sau 12 năm học