Tác hại vô cùng lớn của tật nói ngập ngừng khi giao tiếp tiếng Anh
Khi nghe nói tiếng Anh, nhiều người không thể sửa được bệnh ”ậm ừ”, ”à uôm” của mình. Đây chính là căn bệnh ”nan y” khiến khả năng giao tiếp tiếng Anh mãi mãi giậm chân tại chỗ. Họ cho rằng cách nói năng của họ hạn chế, không được nhanh nhẹn. Và họ vin vào lí do này để không chịu cố gắng cải thiện.
Căn bệnh này cũng tương tự như việc nói ngọng. Họ biết mình nói sai, nhưng họ không sửa. Hoặc họ rất muốn nhưng việc sửa là vô cùng khó khăn. Nếu hiện tại bạn còn đang mắc phải chứng bệnh này, bạn cần biết những tác hại to lớn của nó đối với khả năng giao tiếp tiếng Anh của bạn!
1. Cách nói ngập ngừng khiến người nghe rất khó chịu
Khi nói một vấn đề nào đó, bạn nên nói thật ngắn gọn, súc tích và liền mạch. Cách nói ngập ngừng, đứt quãng khiến thông tin không được truyền đạt hết. Người nghe sẽ cảm thấy rất mệt mỏi vì phải chờ đợi bạn vừa nghĩ vừa nói. Điều này gây mất thời gian cho cả hai bên, và giảm đáng kể sự hứng thú cho một cuộc đối thoại. Chẳng ai muốn ngồi nghe một người cứ ”à… ờ” mà vẫn giữ được tâm trạng hào hứng cả! Nếu bạn nói tiếng mẹ đẻ, người nghe còn có thể hiểu được. Nhưng hãy tưởng tượng khi bạn nói tiếng Anh. Sẽ ra sao nếu bạn cứ có những khoảng dừng như vậy?
Tác hại vô cùng lớn của tật nói ngập ngừng trong tiếng Anh giao tiếp
2. Cách nói ngập ngừng bóc mẽ sự tự ti của bạn
Thông thường, khi chúng ta lo sợ, không chắc chắn, chúng ta luôn vòng vo, ngập ngừng. Khi nói tiếng Anh cũng vậy. Một người có vốn từ đủ vững chắc, cách phát âm chuẩn xác sẽ không bao giờ nói ậm ừ cả. Khi bạn ngập ngừng, điều đó đã gián tiếp tố cáo sự tự ti của bạn về tiếng Anh. Vì bạn không phát âm tốt, vì bạn không biết nhiều từ vựng, ngữ pháp sai,… Vì rất nhiều lí do khiến bạn lo sợ mình thất bại. Do vậy, bạn chưa dám nói một câu hoàn chỉnh, mạch lạc mà phải cẩn thận từng từ từng chữ. Người nghe sẽ ngay lập tức hiểu rằng vốn tiếng Anh của bạn vẫn còn rất hạn chế nếu bạn có thói quen ngập ngừng như thế này.
3. Cách nói ngập ngừng gây khó khăn cho chính bản thân người nói
Hầu hết lí do của bệnh nói ngắt quãng này là do người nói không nhớ được hoặc chưa nghĩ ra những gì mình sắp nói. Cho nên giữa khoảng thời gian đó, họ không muốn im lặng mà thay vào đó ”ậm ờ” để kéo dài thời gian. Khi họ nhớ ra nội dung tiếp theo thì màn ”à ờ” này mới kết thúc. Thực chất thì càng như vậy, não bộ của chúng ta càng giảm khả năng ghi nhớ. Chính những âm thanh ậm ừ này đã gây khó khăn cho não của bạn tập trung nghĩ ra phần nội dung tiếp theo. Khi nói tiếng Anh cũng vậy. Bạn càng để trống thời gian càng khó cho việc liên kết, xâu chuỗi các ý tưởng mình cần nói đấy nhé!
Tác hại vô cùng lớn của tật nói ngập ngừng trong tiếng Anh giao tiếp
4. Nói ngập ngừng khi giao tiếp tiếng Anh do bạn quá cứng nhắc
Hầu hết các bạn ngập ngừng khi nói tiếng Anh là do bí từ. Bạn muốn diễn đạt nội dung này, nhưng lại không nhớ ra, hoặc không biết từ tiếng Việt đó trong tiếng Anh là gì. Tại sao bạn không thay thế bằng một từ khác? Mà cứ phải cố gắng tìm ra bằng được từ mình muốn. Ví dụ, bạn muốn nói: ”Thức ăn này rất hữu dụng với tôi”, nhưng nhất thời quên mất từ ”hữu dụng” là ”convenient”. Và bạn lại bắt đầu à ờ cho tới khi nghĩ ra thì thôi. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể nói là ” This food is useful for me” hoặc ”This food is easy for me to eat” Chúng ta luôn có rất nhiều sự lựa chọn cơ mà! Đôi khi sự cứng nhắc của bạn đã hại chính bạn!
5. Không đạt được sự trôi chảy, mọi cố gắng đều là vô ích
Bạn cần hiểu rằng, người bản ngữ không cần từ vựng cao siêu hay cấu trúc khó, họ chỉ cần hiểu được những gì chúng ta nói. Và cách nói của chúng ta gần giống cách của họ. Đó mới là đích đến tuyệt vời nhất của tiếng Anh giao tiếp. Dù bạn có biết nhiều từ hay như thế nào, khi bạn không nói năng lưu loát, bạn đã mất gần như 80% số điểm khi giao tiếp rồi. Bạn có thấy đáng tiếc không? Khi mọi nỗ lực của mình chỉ vì tật ậm ừ mà tan thành mây khói?
Tác hại vô cùng lớn của tật nói ngập ngừng trong tiếng Anh giao tiếp
Kết lại, bạn đã hiểu nói năng ngập ngừng có tác hại to lớn thế nào chưa? Đừng nghĩ rằng cứ bổ sung nhiều từ trước đi, cứ học ngữ pháp trước đi thì kiểu gì cũng nghe nói tốt nhé! Nói năng không lưu loát là một thói quen khó bỏ. Trước khi học thêm bất cứ điều gì, hãy tập loại trừ thói quen này đi đã! Chúc các bạn thành công!
---HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC TẾ ECORP ENGLISH